Thế nào là nước khoáng?
Nước khoáng là nước có hàm lượng các khoáng chất trong nước cao như Canxi, Magie, Natri, Kali ..v.v. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước khoáng đắt tiền và tốt cho sức khỏe như Lavie, Evian, Volvic, Vital, Vĩnh Hảo, Perrier v.v
Nước khoáng khi chúng ta uống thường có vị ngang và không quen nếu như uống lần đầu, bởi trong nước có khoáng chất như Magie, Canxi thường thường làm cho nước có vị ngang. Nhưng nước khoáng rất tốt và cần thiết cho cơ thể giúp bổ xung lượng khoáng chất thiết yếu hàng ngày giúp hỗ trợ sức khỏe về xương và răng, các bệnh về huyết áp và tim mạch.
Ngoài nước khoáng đóng chai hay sử dụng thì hiện nay có một số công nghệ lọc nước giúp giữ lại khoáng chất trong nước như: Công nghệ Nano, Công nghệ máy lọc nước ion kiềm..
Thế nào là nước tinh khiết?
Nước tinh khiết là loại nước đã loại bỏ hết khoáng chất trong nước, thường có chỉ số TDS rất thấp dưới 50 mg/l. Một số hãng nước tinh khiết Aquafina, TH true WATER , Dasani, v.v
Nước tinh khiết là loại nước có hàm lượng khoáng thấp nên có ưu điểm dễ uống, tuy nhiên nước tinh khiết sử dụng lâu dài thường không tốt cho sức khỏe. WHO đã có những khuyến cáo khi sử dụng nước tinh khiết trong thời gian dài như:
– Ảnh hưởng trực tiếp đến màng ruột, trao đổi chất và các chức năng khác trong cơ thể.
– Việc cung cấp ít hay không cung cấp canxi và magie từ nước có hàm lượng khoáng thấp.
– Cung cấp ít các nguyên tố vi lượng và nguyên tố quan trọng.
– Mất canxi, magie và các dinh dưỡng khi chuẩn bị đồ ăn.
– Nguy cơ tăng các kim loại nặng theo đường ăn uống.
Một số công nghệ lọc nước tạo ra nước tinh khiết như: Công nghệ RO.
Nước khoáng và nước tinh khiết đối với bệnh thận
Một số nguyên nhân hình thành sỏi thận được thư viện Y khoa Hoa Kỳ thống kê như sau:
-
- Thói quen lối sống và các yếu tố ăn kiêng / dinh dưỡng : chẳng hạn như hấp thụ quá nhiều protein động vật và muối và thiếu hụt các chất tạo kết tủa như citrate, chất xơ và thực phẩm kiềm.
- Rối loạn chuyển hóa : Xảy khi một gen bị lỗi gây ra sự thiếu hụt enzyme gây ra tăng calci niệu, hạ canxi niệu, tăng oxy niệu, tăng acid uric niệu và tiền sử bệnh gút (chuyển hóa acid uric bị lỗi)
- Rối loạn tăng canxi huyết : cường cận giáp nguyên phát thường do một khối u trong tuyến cận giáp gây ra và các rối loạn chuyển hóa canxi khác
- Thành phần nước tiểu : bài tiết quá nhiều chất thúc đẩy kết tinh nước tiểu và giảm bài tiết chất ức chế (nước tiểu thiếu chất ức chế)
- Lượng nước tiểu thấp : uống không đủ nước (mất nước và nước tiểu quá
- Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát : bất thường về pH nước tiểu và kiềm hóa nước tiểu bằng vi khuẩn urease (như Proteus mirabilis )
- Khuynh hướng di truyền / rối loạn di truyền : tiền sử gia đình có sỏi ( tính nhạy cảm di truyền ); bệnh đơn gen (rối loạn gen bất thường đơn lẻ trên các NST thường); nhiễm toan ống thận
- Các bất thường về giải phẫu : các yếu tố như khuyết tật ở thận xốp tủy, hẹp khúc nối bể thận niệu quản, nhân đôi bể thận, bệnh thận đa nang và thận móng ngựa
- Tăng huyết áp
- Béo phì
- Khí hậu thay đổi (trái đất nóng lên), nghề nghiệp, điều kiện địa lý và các biến đổi theo mùa (mùa hè cao hơn mùa đông
- Bệnh viêm ruột và tình trạng kém hấp thu đường ruột khác hoặc các trạng thái bệnh liên quan
- Không có vi khuẩn phân giải oxalat đường ruột
- Thuốc sinh thạch : chẳng hạn như indinavir (Crixivan), chất ức chế protease, sulfonamid (sulfadiazine), các chất tạo uricosuric, có độ hòa tan thấp và thúc đẩy sự hình thành sỏi và ceftriaxone (liều cao trong thời gian dài)
Từ nguyên nhân hình thành sỏi thận chúng ta có thể thấy rằng việc nguyên nhân gây ra sỏi thận không ảnh hưởng đến việc sử dụng nước còn khoáng hay nước tinh khiết mà do lối sống không hợp lý từ việc uống nước không đủ hoặc chế độ ăn uống không hợp lý gây ra béo phì, tăng huyết áp, ảnh hưởng từ môi trường khí hậu, các yếu tố di truyền, các bệnh rối loạn gây nên v.v
Theo khuyến cáo của bộ Y tế dành cho nước ăn uống, nước dùng để đun nấu chế biến thức ăn độ cứng tối đa là 300 mg/l. Còn các dòng nước khoáng đóng chai thì độ cứng thường rất cao lên đến 500 mg/l và không có giới hạn độ cứng cho loại nước này.
Đối với nước tinh khiết chúng ta không nên sử dụng lâu dài gây ra các bệnh về ruột và trao đổi chất gây ra thiếu hụt khoáng chất, giảm lượng khoáng chất đun nấu trong thức ăn.
Nước khoáng và nước tinh khiết đối với bệnh tim mạch
Nghiên cứu quan trọng đầu tiên về sự liên quan giữa nước uống và bệnh tim được thực hiện năm 1960 do Schroeder. Trong bài báo của tác giả, “Mối quan hệ giữa tử vong do bệnh tim mạch và cung cấp nước”, nước sạch ở 163 thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ được phân tích 21 thành phần và khảo sát mối tương quan với bệnh tim. ông kết luận”Một số thông số có mặt trong nước có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao do bệnh thoái hóa tim mạch.
Năm 1979 sau khi xem xét 50 nghiên cứu, Comstock kết luận,”Có thể có dấu hiệu về sự tương quan giữa độ cứng của nước với tỷ lệ tử vong tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã công bố số liệu thống kê để giải thích”. Một nhà nghiên cứu cho rằng lý do của sự tương quan này là”thiếu một nguyên tố cần thiết hoặc một độc chất có nồng độ cao”. Cũng có thể bao gồm sự kết hợp của cả hai yếu tố này.
Hãy xem xét một số các nghiên cứu chính. Ở Anh,British Regional Heat Study đã phân tích 253 thị trấn từ năm 1969 đến 1973. Họ nhận thấy tử vong do tim mạch nhiều hơn khi uống nước mềm nhiều hơn 10% đến 15% so với nước cứng. Họ khuyến cáo lượng lý tưởng của độ cứng là khoảng 170 mg/L (hay ppm – một phần triệu).
Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia ở Mỹ kết luận, “Điều kiện tối ưu của nước uống có thể làm giảm tử vong do tim mạch lên 15% ở Mỹ “. Khi nhìn vào các nghiên cứu, có hai vấn đề nổi bật. Trước tiên là một mối quan hệ xác định, một sự liên quan rõ ràng giữa độ cứng của nước và tỷ lệ tử vong bệnh tim. Chúng ta nên cố gắng uống nước có độ cứng khoảng 170 mg / L. Thứ hai, có một mối quan hệ nhất định giữa TDS và bệnh tim. TDS cao sẽ giảm bệnh tim. Mức độ thích hợp của độ cứng và TDS là hai trong số các đặc tính có lợi trong thành phần nước uống.