Nồng độ cồn “KEY” đang được tìm kiếm nhiều chỉ vài ngày đầu năm bước sang 2020. Không cần tới máy tính nồng độ cồn, với công thức dưới đây bạn có thể tính nhẩm được con số này cũng như cách “né” khi nồng độ cồn đang vượt mức cho phép.
Khóc thét vì tăng chế tài phạt nồng độ cồn trong máu
Xôn xao khóc thét từ người sử dụng bia rượu, “tôi chén ông chén”, cho đến chủ những cơ sở cửa hàng nhậu, bia rượu cũng lao đao trong những ngày cuối năm nay. Khi mới đây những điểm mới của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ( Bạn có thể tìm hiểu khi đọc tới cuối bài viết).
Với quy định này, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải chịu những mức phạt có thể bằng cả 1 năm đi làm chứ chẳng chơi.
Khi nào thì nồng độ cồn trong máu tự “biến mất”
Bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, chia sẻ sáng 4.1. Theo bà Trang chia sẻ như sau:
Sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn nguyên chất), tương đương 220 ml bia (2/3 chai – nồng độ cồn 5%); tương đương 100 ml rượu vang (nồng độ cồn 13,5%); tương đương 30 ml rượu mạnh (nồng độ cồn 40%).
“Tuy nhiên, để đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất khoảng 2 giờ nữa. Ngược lại, đối với những người có gan yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm thì việc đào thải cồn sẽ lâu hơn”, bà Trang lưu ý.
Công thức tính nhẩm nhanh nồng độ cồn trong máu
Không cần máy đo nồng độ cồn, chúng ta có thể tự tính nhẩm nồng độ cồn bằng công thức từ Bộ y tế cung cấp như sau:
Công thức tính nồng độ cồn trong máu ký hiệu : C
Đơn vị cồn uống vào ký hiệu : A
Cân nặng cơ thể ký hiệu : W
Hằng số hấp thụ rượu theo giới tính: R ( r= 0.7 với nam và r+ 0.6 với nữ).
Theo đó C được tính bằng công thức: C = 1,056*A:(10W*R).
Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210.
Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015
Ví dụ cụ thể :
Một nam giới có trọng lượng cơ thể là 65kg, uống 440ml bia 5% cồn. Tương đương với 2 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là: 0,04641 theo công thức:
C= 1,056*20:(10*65*0,7)= 0,04641/. Thời gian để nồng độ cồn tự “bay hết” là 3 giờ. Được tính theo công thức: T=C:0,015 = 0,04641:0,015= 3 giờ
Theo đó: Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210= 46,41:210=0,22mg/lít khí thở. , tương đương 46,41 mg/100 ml máu.
Bạn thấy không? Chỉ với 440ml rượu bia, thì phải mất 3 giờ hoặc hơn 3 giờ ( với người khó đào thải chất cồn,…) thì mới biến mất và tham gia điều khiển phương tiện giao thông.
Hãy nhớ cách tính trên để có thể tự kiểm tra nồng độ cồn trong cơ thể để không bị phạt nhé.
Có tồn tại loại thuốc đánh bay nồng độ cồn sau 15 phút?
Kể từ khi có quy định về chế tài phạt đối với việc nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép, thị trường đã xuất hiện nhiều loại thuốc quảng cáo có thể “đánh bay” nồng độ cồn trong 15 phút. Liệu có phải sự thật?
Loại men này chỉ được đóng gói trong những túi nylon màu bạc, không có nhãn mác, xuất xứ, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Giá bán của chúng là 400.000 đồng/10 gói. Người bán hướng dẫn chỉ cần ăn một gói (gồm 3 viên kẹo) trước khi uống 15 phút để tăng tửu lượng và một gói sau ăn để giải rượu. Giá bán kẹo này 60.000-100.000 đồng/gói.
Theo thạc sĩ, dược sĩ Trương Minh Đạt, Chánh Văn phòng Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, hiện này chưa sản phẩm dược phẩm nào được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có công dụng đưa nồng độ cồn về 0. Hơn thế, uống nhiều rượu bia ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và không có “thần dược” nào giúp bạn uống mà không say….
Nước ion kiềm giàu hydro tươi giải rượu
Đây cũng được xem là một trong những giải pháp giải rượu an toàn được sử dụng nhiều hiện nay. Sau khi uống bia rượu chúng ta sử dụng nước lọc thông thường sau 1 thời gian cũng có thể giúp giải rượu. Nhưng còn tốt hơn nếu như chúng ta sử dụng nước ion kiềm giàu hydro.
Nước ion kiềm giàu hydro được cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ, chỉ 0.5nm, nhỏ hơn gấp 5 lần nước bình thường sẽ dễ được hấp thu qua màng tế bào, từ đó giúp giải độc cho các tế bào dễ dàng hơn. Ngoài ra, với đặc tính là giàu tính kiềm, nước điện giải ion kiềm có thể giúp trung hòa lượng axit cao do rượu tạo ra. Với nồng độ pH 8.5 – 9.5 sẽ hóa giải được lượng cồn trong máu và trung hòa một phần axit từ rượu qua các phản ứng hóa học trong cơ thể. Ngoài ra, nước điện giải ion kiềm có cụm tinh thể nước nhỏ rất nhanh thẩm thấu qua màng tế bào từ đó sẽ giải độc rượu nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo và sử dụng loại nước này nhé.
Lời khuyên: Để không chỉ đón một cái Tết An vui, hãy nói không với bia rượu khi tham gia giao thông nhé. Hi vọng với quyết định mới này sẽ giúp giảm được tỷ lệ tai nạn giao thông hiện nay.
Cụ thể quy định về mức độ xử phạt nồng độ cồn trong máu
Xem thêm: Nước giảm cân tại nhà không mất tiền và lại “vui” đón Tết