Ở Việt Nam nước nhiễm phèn chiếm 41% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm vùng Tây Bắc Long An, Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và vùng Tây sông Hậu. Thời gian nhiễm phèn từ 2 đến 6 tháng. Vào mùa mưa, nước mưa rửa trôi đất phèn, mang theo nhiều sắt, nhôm sunfat và axit mùn hữu cơ.
Nước nhiễm phèn là gì?
Nước nhiễm phèn là nước chứa nhiều ion H+ và các muối thủy phân mang tính axit như AlCl3, Al2(SO4)3, FeCl3, Fe2(SO4)3, FeSO4. Nước bị nhiễm phèn có màu vàng đục, mùi hôi tanh, khi nếm thử thì nước có vị hơi chua. Trong sinh hoạt hàng ngày nước nhiễm phèn làm hoen ố, đóng cặn và làm bào mòn tất cả các dụng cụ chứa nước và đường ống dẫn nước và nhất là các đồ dùng gia dụng khác.
Đánh giá mức độc hại của các chất trong nước nhiễm phèn.
Theo đánh giá của người dân trong khu vực, hầu hết người dân đều bị mắc bệnh đau bao tử, các dụng cụ chứa trong nhà đều bị ăn mòn, tắm rửa bị rộp da, loại nước vàng đục có chứa nhiều phèn sắt gây cảm giác mỹ quan không tốt, người dân không thích dùng. Loại nước này có chứa nhiều phèn nhôm, pH thấp. Nếu dùng sẽ gây hư hại cho men răng, hệ tiêu hóa vì nước quá chua.
Theo các quan niệm từ trước tới nay, nhôm, sắt, sunfat và mangan là các chất không gây độc cho sức khỏe. Lượng sắt lớn hơn 0.3 mg/l, mangan > 0.1 mg/l sẽ làm hoen ố quần áo và các dụng cụ chứa trong nhà. Lượng nhôm cao sẽ làm nước có màu và gây lắng đọng trong các dụng cụ chứa. Hàm lượng sunfat cao gây vị khó chịu cho nước uống. Nếu nước chứa nhiều sunfat với magie sẽ gây tính nhuận tràng. Tuy nhiên, theo tài liệu của tổ chức Y tế thế giới năm 1993, người ta tìm thấy sự liên quan giữa nồng độ cao của nhôm trong nước uống với các bệnh Alzheimer. Ngoài ra nhôm còn gây loãng xương cho người già và ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận. Do vậy, vấn đề khử nhôm, sắt, sunfat và mangan cho nước chua phèn cần phải được đặt ra.
Tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt của Bộ Y tế quy định: độ pH = 6.5 ÷ 8.5 , nhôm : 0.2 mg/l: sắt tổng số : 0.3 mg/l, sunfat: 400 mg/l.
Phương pháp xử lý.
1. Phương pháp dân gian
Qua việc thăm dò ý kiến của người dân trong khu vực nước nhiễm mặn, mùa khô họ lấy nước sông lọc qua tro bếp để dùng. Liều lượng tro thay đổi từ 5 đến 10g/l nước. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nhìn chung tro bếp có khả năng làm tăng pH, tăng độ kiềm HCO3¯ giữ lại một phần sắt, nhôm. Nước qua lắng tro có vị ngọt, uống được nhưng phảng phất mùi tanh.
Tuy nhiên do lượng tro bếp có giới hạn, tốn nhiều thời gian nên phần lớn phương pháp này vẫn không được sử dụng nhiều. Ngày nay do công nghệ hiện đại đã có nhiều dòng máy lọc nước có thể xử lý tốt dòng nước này và tốn nhiều thời gian.
2. Phương pháp hóa học
Khử sunfat bằng kiềm hóa và bari để keo tụ thành BaSO4, lắng và lọc qua giấy. Lượng SO42- giảm nhưng không ổn định, liều lượng bari lớn gây tốn kém, ngoài ra không khống chế được bari trong nước, điều đó gây độc hại cho người dùng.
Khử sắt và nâng pH thường dùng kiềm Na2CO3 để tạo môi trường cho quá trình keo tụ lượng sắt hòa tan có trong nước, sau đó để lắng và lọc qua bể lọc cát. Nước sau khi xử lý có pH 6,5 hàm lượng sắt đạt tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt
Sử dụng vôi sống để xử lý nhôm sunfat tạo kết tủa lắng:
Al2(SO4)3 + 2Ca(OH)2 => Al(OH)3↓ + CaSO4
3. Phương pháp lọc
Ngày nay với công nghệ hiện đại đã cho ra nhiều dòng máy lọc nước có thể xử lý nước nhiễm phèn đơn giản không tốn thời gian, an toàn và hiệu quả. Nếu sử dụng cho gia đình dành cho nước ăn uống và sinh hoạt thì có các dòng lọc tổng hoặc các công nghệ lọc nước uống trực tiếp như Nano, RO.