Nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, tài nguyên nước sạch đang ngày càng cạn kiệt. Điều này đặt ra thách thức lớn cho nhân loại và tất yếu dẫn đến việc phải tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng các tác nhân độc hại xâm nhập vào nguồn nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân dưới đây:
1. Do các hoạt động sinh hoạt từ con người
Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, con người thải ra môi trường một lượng rất lớn nước thải thải. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường nước.
Nước thải sinh hoạt có thể đến từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan, trường học… nói chung là do con người thải ra môi trường. Có một mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa chất lượng cuộc sống và lượng nước thải, tức là khi chất lượng cuộc sống càng cao thì lượng nước thải do con người thải ra môi trường càng lớn và ngược lại.
2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi ít nhiều đều gây ô nhiễm môi trường nước. Khi nước tiểu, thức ăn thừa được mà chưa qua xử lý đã được thải ra môi trường hay hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt.
Trong nông nghiệp hiện nay đa số những người làm nông đều sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… với liều lượng gấp nhiều lần cho phép, vỏ chai thuốc được vứt ngay ở bờ ruộng. Điều này làm cho lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
3. Hoạt động sản xuất công nghiệp
Nền công nghiệp ngày càng phát triển, kéo theo đó là lượng rác thải, nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất thải ra môi trường ngày càng nhiều mà chưa qua xử lý, làm cho chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm.
4. Các hiện tượng tự nhiên tác động đến môi trường nước
Các hiện tượng tự nhiên tác động đến môi trường nước gây ô nhiễm nguồn nước có thể kể đến như: mưa, tuyết tan, lũ lụt… Hoặc như các cây cối, sinh vật khi chúng chết đi bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ngấm vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước.
Nguy cơ bệnh tật từ nguồn nước ô nhiễm
Ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước mặt đang là mối đe dọa lớn, đối với sức khỏe cộng đồng. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một phần hai trong số 26 bệnh truyền nhiễm, có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm.
Kết quả đánh giá giữa Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy, trung bình mỗi năm ở nước ta có khoảng 9.000 người tử vong từ nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém; đồng thời có khoảng 200 nghìn trường hợp mắc ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm…
Các căn bệnh ngoài da liên quan đến nguồn nước như mẩn đỏ, ngứa ngáy, viêm da… Các căn bệnh viêm dạ dày, bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, u bướu, đau mắt đỏ, đau mắt hột, suy nhược cơ thể… cũng có thể xảy ra nếu nguồn nước ô nhiễm.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Trước những yêu cầu trên, tất yếu phải có các biện pháp bảo vệ nguồn nước – bảo vệ tương lai của chính chúng ta.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng
Đây là biện pháp quan trọng nhất. Nếu mỗi người đều tự nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ nguồn nước thì chúng ta sẽ xây dựng được một cộng đồng tốt. Có thể từ những việc nhỏ nhất như: không vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi, không tiến hành xả thải chất bẩn, chất độc trực tiếp vào môi trường, trong quá trình sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng theo đúng hướng dẫn, không vứt bừa bãi ra môi trường, nhất là môi trường nước.
Tiết kiệm nước
Trong khi nguồn nước sạch ngày càng ô nhiễm thì nhiệm vụ của chúng ta là cần phải tiết kiệm nguồn nước. Trong quá trình sử dụng nguồn nước hàng ngày như: ăn uống, tắm giặt, các hoạt động vệ sinh… sử dụng đủ lượng nước, tắt vòi nước khi không sử dụng, hạn chế việc rửa thực phẩm trực tiếp dưới vòi nước…
Xử lý các chất thải trước khi thải ra môi trường
Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ nông nghiệp, công nghiệp trước khi thải ra môi trường cần được xử lý đúng cách, phù hợp. Phân loại rác thải là hoạt động cần thiết. Hay cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, và xử lý nghiêm ngặt theo quy định trước khi được thải ra môi trường.
Bên cạnh các biện pháp trên, hiện nay rất nhiều gia đình đã sử dụng các thiết bị lọc nước để tự bảo vệ sức khỏe của chính mình. Đây là biện pháp an toàn và dễ dàng thực hiện nhất đối với mọi gia đình. Máy lọc nước giúp cung cấp nguồn nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt, đảm bảo cung cấp nguồn nước chất lượng tốt nhất. Tùy theo nhu cầu mà có thể lựa chọn máy lọc nước tương thích với nhu cầu sử dụng của từng gia đình.
Để phục vụ cho mục đích sinh hoạt chung của cả gia đình có thể sử dụng hệ thống lọc tổng nước sinh hoạt. Nếu chỉ sử dụng cho mục đích ăn uống, nấu nướng thì nên sử dụng máy lọc nước gia đình. Còn nếu đơn thuần chỉ phục vụ cho mục đích tắm rửa, bạn có thể đầu tư máy làm mềm nước tắm…
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước được nêu ra trong bài viết không thể ngày một ngày hai có thể thực hiện được mà cần thời gian lâu dài cũng như cần sự chung tay của cả cộng đồng. Hãy chung tay bảo vệ nguồn nước ngay từ hôm nay để bảo vệ tương lai của chúng ta.