Nước sinh hoạt nhiễm Asen ở Hà Nội.
Theo kết quả các cuộc khảo sát của bộ Tài Nguyên và môi trường phối hợp với UNICEF và các tổ chức quốc tế khác thì nguồn nước ngầm của một số vùng ở Hà Nội có hàm lượng kim loại nặng rất cao, vượt quá mức cho phép của Bộ Y Tế, đặc biệt là chỉ tiêu Asen( Thạch Tín), một chỉ tiêu rất độc hại đối với sức khỏe con người
Qua nghiên cứu, khảo sát hiện trạng nhiễm asen trong nước ngầm khu vực ở Hà Nội liên tục từ năm 1998 đến nay,các kết quả cho thấy có tới trên 50% các mẫu nước giếng đem phân tích có hàm lượng Asen vượt ngưỡng 0,01 mg/l.
Theo công bố của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, trong số 11500 mẫu nước ở 11 huyện thì thấy 40% trong đó bị nhiễm asen, có nơi với nồng độ cao gấp hàng chục lần. Việt Nam đã được đánh dấu trên bản đồ ô nhiễm asen của thế giới.
Kết quả khảo sát hiện trạng Asen tại các bãi giếng đang khai thác nước ngầm của các nhà máy nước ở Hà Nội cho thấy: Nguồn nước giếng Mai Dịch ( I), Ngọc Hà ( II) và Lương Yên(V) gần như không bị nhiễm Asen còn các Bãi giếng của nhà máy nước Yên Phụ( III), Hạ Đình ( VI), Pháp Vân( VIII), Hà Đông (I) đều bị nhiễm Asen.
Với nguồn nước mặt thì hàm lượng Asen thấp hơn và tỷ lệ nhiễm các mẫu nước sinh hoạt cũng thấp hơn.
Bản đồ mô tả thực trạng nước sinh hoạt nhiễm Asen ở Hà Nội
Tác hại của Asen và phương pháp xử lý.
Tác hại
Theo nhiều nhà khoa học asen có thể gây ra tới 19 loại bệnh khác nhau. Nếu bị nhiễm độc asen với liều lượng dù nhỏ nhưng tích tụ trong thời gian dài, sau 5 – 10 năm, sẽ gây: mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm. Hai loại bệnh phổ biến nhất do asen gây ra là ung thư da và phổi. Nhiều nơi có hội chứng xạm da, sừng hóa bẩm sinh gan bàn chân. Thay đổi sắc tố da, phát sinh các điểm tối điểm sáng trong lòng bàn tay, chân, gây sừng cứng và hoại tử
Tích tụ asen lâu ngày gây nên da mặt xám, rụng tóc, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, bệnh rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, bệnh viêm dạ dày và ruột làm kiệt sức, gây mụn lóet, bệnh ung thư, bệnh gây cảm giác về sự di động bị rối loạn, bệnh tiểu đường. Người uống nước ô nhiễm arsen lâu ngày sẽ có triệu chứng các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa da, gây sạm và mất sắc tố
Nguồn nước bị nhiễm asen dù nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe các bà mẹ, làm động thai ảnh hưởng đến thai nhi và gây ra những bệnh phổi ác tính, những tác động xấu lên sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ con mới lớn.
Nếu nồng độ asen cao trong nguồn nước thì khi uống vào có thể gây ngộ độc cấp tính, gây ung thư, thậm chí có thể chết ngay.
Giải pháp xử lý Asen.
Asen là chất khá độc hại, tuy nhiên với các nhà máy nước thì gần như không có nhà máy nước nào là có hệ xử lý Asen chuyện dụng.
Asen qua hệ thống làm thoáng, lắng, lọc của các nhà máy sẽ giảm một phần, tuy nhiên quy chuẩn về hàm lượng asen đối với nước ăn uống, sinh hoạt rất nhỏ, 0,01 mg/l do đó mà việc xử lý Asen về đạt chuẩn đối với các nhà máy nước gặp nhiều khó khăn.
Với phạm vi gia đình:
Giải pháp sử dụng máy lọc nước: Xử lý Asen tốt nhất là sử dụng máy lọc nước theo công nghệ Ro, với kích thước khe hở của màng Ro là 0,0001 μm trong khi kích thước của Asen là 0,00037 μm vậy nên Asen sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi nước.
Giải pháp lọc tổng: Xử lý nước sinh hoạt đầu nguồn với các hệ lọc có chứa vật liệu xử lý Asen.
Các loại vật liệu này được sử dụng khá phổ biến ở các nước Châu Âu. Tuy nhiên với Việt Nam thì việc sử dụng vật lịệu này còn hạn chế do giá khá cao.
>>>Xem thêm: Nguồn nước nào nên dùng máy máy lọc nước Ro, Nano?