Bên cạnh khẩu trang y tế thì nước rửa tay khô là vật dụng không thể thiếu được để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Thế nhưng có 1 điều rằng hiện nay rất nhiều người đang hiểu nhầm về loại nước rửa tay này, cũng như chưa biết cách sử dụng sao cho hiệu quả. Sau đây là những tư vấn hữu ích giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Lợi ích nước rửa tay khô và nhập nhèm nguồn gốc
Theo tiêu chuẩn của FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, các dòng nước rửa tay khô thường có thành phần bao gồm hóa chất Ethanol, Deionized, Sodium Lactate và các hương liệu … Trong đó, Ethanol là thành phần cơ bản có khả năng giết chết vi sinh vật, vi khuẩn bằng cách làm biến đổi tính chất của lớp vỏ bọc protein khiến virus tê liệt, ngưng hoạt động.
Theo wiki thì nước rửa tay khô được định nghĩa:Dung dịch rửa tay khô hay nước rửa tay khô là loại dung dịch rửa tay dạng xịt, hoặc dạng gel. Khi sử dụng không cần rửa lại bằng nước. Chỉ cần cho vào tay, thoa đều trong vòng 30 giây. Nước rửa tay khô được dùng trong các trường hợp như: trước và sau khi ăn, khi hoạt động ngoài trời, sau khi cầm tiền…
Ngoài ra, một số loại nước rửa tay còn có thể sử dụng để trị vết côn trùng cắn. Khi sử dụng, vết cắn sẽ được sát trùng, giảm sưng đỏ, và giảm được cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Tất cả những điều trên cho thấy nước rửa tay khô có khả năng sạch khuẩn 99,9%. Vì thế, đây là loại nước không thể thiếu được để ngăn chặn, phòng ngừa việc lây nhiễm của dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Đã có thời điểm nước rửa tay khô trở nên khan hiếm trên thị trường trước nhu cầu cao của người dân. Lợi dụng điều này, nhiều tiểu thương đã “tự chế” “tự quảng cáo” cho những lọ nước rửa tay khô của mình nhằm thu về lợi nhuận với giá thành cao. Do đó, khi mua về sử dụng thì chúng ta cần lưu ý tới nguồn gốc xuất xứ cũng như lựa chọn địa chỉ uy tín để mua về sử dụng.
Nước rửa tay khô có thể gây ra những tác dụng phụ ra sao?
Mặc dù được sử dụng nhiều để ngăn chặn virus lây lan, nhưng cũng có không ít khuyến cáo trong việc sử dụng nước rửa tay để không gây ra những tác dụng phụ cho sức khỏe.
Bong tróc, tay khô ráp
Nước rửa tay khô cần ít nhất là 30% cồn để có thể tẩy rửa vi khuẩn bám dính trên tay. Chính vì vậy, nó gây khô và bong tróc da tay. Hơn nữa, trong các loại nước rửa tay có chứa hỗn hợp chất tạo hương thơm có khả năng gây độc hại.
Dị ứng da, rối loạn nội tiết tố
Nếu nước rửa tay khô có chứa các chất parapen là chất bảo quản mỹ phẩm thì có thể gây dị ứng da và niêm mạc, gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, làm suy giảm miễn dịch và là nguyên nhân gây ung thư vú. Vì vậy, chỉ mua và dùng các sản phẩm không có chứa parapen.
Hiện nay, có nhiều loại nước rửa tay khô có mùi nhẹ nhàng hay có tác dụng làm mềm mịn da tay tùy theo sở thích của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ sản phẩm và lựa chọn địa chỉ uy tín để mua nhé. Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu được nhiều người sử dụng sau: Green Cross, Lifebuoy, Bath and Body Works, Dr.Clean, BabyGanics,…
Những điều cần biết để bạn vượt qua mùa Covid-19
Bên cạnh những biện pháp phòng ngừa Covid-19 như đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước rửa tay khô, hạn chế tiếp xúc nơi đông người thì việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất là điều vô cùng quan trọng.
1. Ăn thực phẩm tươi sống mỗi ngày
Ăn trái cây, rau xanh, các thực phẩm thuộc họ đậu (đậu lăng, đậu đen…), các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám (các loại chưa qua chế biến như bắp, hạt kê, lúa mì, yến mạch, gạo lứt hoặc những loại tinh bột từ các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn) và nguồn thực phẩm từ động vật (thịt, cá, trứng và sữa).
Mỗi ngày ăn 2 ly trái cây (4 khẩu phần), 2,5 chén rau xanh (5 khẩu phần), 180g ngũ cốc, 160g thịt và đậu (thịt đỏ có thể ăn 1-2 lần/tuần, thịt gia cầm có thể ăn 2-3 lần/tuần).
2. Uống đủ nước mỗi ngày
Nước rất cần thiết cho sự sống. Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và chất chuyển hóa trong máu, điều hòa nhiệt độ cơ thể, loại bỏ chất thải, tạo chất nhờn và chất đệm cho khớp.
Nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc, có thể sử dụng những loại thức uống khác như nước ép từ rau củ và trái cây (ví dụ nước chanh pha loãng với nước và không ngọt), trà và cà phê… Song lưu ý không uống quá nhiều thức uống chứa caffein và thức uống chứa nhiều đường như nước ép trái cây ngọt, nước ngọt có ga, si rô, nước ép trái cây cô đặc.
Hạn chế sử dụng các thức uống chứa hàm lượng đường cao (nước ép trái cây, si rô hoặc nước ép trái cây cô đặc, sữa tổng hợp có đường, sữa chua).
Bạn có thể tham khảo và sử dụng một số loại nước tốt cho sức khỏe như nước ion canxi hay nước ion kiềm giàu hydro. Đây là những loại nước nằm trong xu thế nước tốt cho sức khỏe tác dụng trong việc tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn bệnh tật hiệu quả.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về loại nước này cũng như hàng trăm loại nước tốt cho sức khỏe mùa đại dịch, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
3 Ăn lượng vừa phải chất béo và dầu
Nên ăn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa (cá, bơ, các loại hạt, dầu olive, dầu nành, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương, dầu bắp) hơn là thực phẩm chứa chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, dầu cọ hoặc dầu dừa, phô mai, kem, bơ tinh, mỡ động vật).
Lựa chọn loại thịt trắng (như thịt gia cầm) và cá vì ít chất béo hơn là thịt đỏ. Tránh các loại thịt chế biến sẵn vì nhiều mỡ và muối.
Bên cạnh đó việc luyện tập thể dục thể thao, những bài tập như yoga tại nhà, thể hình tại nhà, đọc sách, thư giãn,.. Nấu ăn, dành thời gian bên gia đình là một trong những gợi ý bạn có thể áp dụng trong mùa cách ly này.