Được ví như “con thú ngầm dữ” giữa lòng Hà Nội, mỗi ngày vùng đất Thủ đô phải tiếp nhận khối lượng nước thải sinh hoạt khổng lồ. Thế nhưng việc ý thức những hậu quả của nước thải sinh hoạt này lại không được người dân dành mấy sự quan tâm. Những thông tin sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.
Hà Nội đang đứng trước thách thức lớn mang tên “nước thải sinh hoạt”
Hà Nội đang đứng trước thách thức lớn mang tên “nước thải sinh hoạt” việc không xử lý dứt điểm mối nguy hại này sẽ là nguyên nhân gây ra những nguy cơ tiềm ẩn reo rắc bệnh tật cho con người.
Theo những thông tin từ báo kinhtedothi.; hiện nay tại Hà Nội hiện có 7 nhà máy, đáp ứng xử lý khoảng 22% lượng nước thải đô thị; 78% còn lại vẫn đang được xả thẳng ra môi trường. Đó là một trong những nguồn thải có khối lượng và nồng độ ô nhiễm cao nhất, đe dọa nghiêm trọng môi trường TP, đặc biệt là suy thoái nguồn nước.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội thông tin, hiện TP mới chỉ có 7 nhà máy xử lý nước thải, công suất trên 270.000 m3/ngày đêm, đáp ứng 22% nhu cầu. 78% lượng nước thải đô thị còn lại đang được xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung, sông, hồ và môi trường xung quanh.
Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam, GS.TS Nguyễn Hồng Tiến phân tích: “Nước thải không qua xử lý mang theo nhiều chất hữu cơ, hoá chất, khoáng chất… làm ô nhiễm cả nguồn nước ngầm lẫn nước mặt”. Để có nguồn nước sạch sử dụng, chúng ta lại phải khai thác nhiều hơn, dẫn đến cạn kiệt nguồn nước nhanh hơn.
Bên cạnh đó, đáng lo hơn, không ít người dân còn chưa nhận thức được nguy cơ ô nhiễm từ nước thải đô thị; chưa có ý thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng, lượng nước thải đô thị chưa được xử lý hiện nay chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình.
Hậu quả nghiêm trọng từ nguồn nước thải ngầm tại Hà Nội
Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Trong nước thải sinh hoạt có chứa rất nhiều hóa chất độc hại, từ các vật dụng chúng ta sử dụng hằng ngày như xà bông, nước rửa chén, thuốc tẩy đồ, hay các rác thải rắn khó phân hủy như túi nilong, lọ chai thủy tinh, chai nhựa.
Những chất thải này khi xuống nguồn nước mà không thông qua xử lý thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, còn kèm theo đó là những mầm bệnh mà vô tình chúng ta mắc phải như tiêu chảy, đau bụng, uốn ván, hay thậm chí nguy hiểm hơn là các bệnh về đường ruột, hay ung thư…
Ảnh hưởng tới môi trường
Không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà việc ô nhiễm nước thải sinh hoạt còn đang hủy hoại dần môi trường, làm ảnh hưởng tới các mạch nước ngầm, ảnh hưởng tới đất làm cho đất không thể trồng trọt, không khí cũng bị đe dọa khi bốc những mùi rất khó chịu.
Ngoài ra còn hàng loạt những ảnh hưởng nghiêm trọng khác của ô nhiễm nguồn nước ngầm đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của con người nếu như không có phương án can thiệp kịp thời.
Hà Nội đưa ra phương án xử lý nước thải sinh hoạt ra sao?
Hiện nay, để đối phó với thực trạng này các sở, ban, ngành Thành phố Hà Nội đã và đang đưa ra những phương án xử lý nguồn nước thải sinh hoạt một cách tích cực nhất.
“…Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở – Hà Nội do Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền – Công ty cổ phần đầu tư phát triển môi trường Việt Nam quản lý, vận hành.
Với tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, công suất xử lý 200.000 m3 nước thải/ngày, đêm, nhà máy này được thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng, chuyển giao.
Nhà máy áp dụng công nghệ bùn hoạt tính dạng SBR cải tiến với nhiều công nghệ mới như bể tách dầu; hệ thống xử lý bùn; khử trùng bằng tia cực tím, xử lý triệt để lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, cũng như các loại nước thải xả vào hệ thống sông thoát nước.
Hoạt động của nhà máy đang góp phần tích cực thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân sống tại khu vực sông Sét và sông Kim Ngưu, phía Nam Hà Nội.
Cùng với các giải pháp kè, nạo vét các kênh thoát nước, việc xử lý nước thải tập trung đã cải thiện đáng kể môi trường và cảnh quan nhiều khu vực.
Hiện nay, thành phố Hà Nội có 5 nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn, xử lý được khoảng 15% lượng nước thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày.
Nhằm kiểm soát triệt để việc xử lý nước thải, đảm bảo các quy định về môi trường, cùng với hệ thống quan trắc tự động, cơ quan quản lý môi trường thành phố thường xuyên giám sát hoạt động của các nhà máy này.
Cũng như Hà Nội, nhiều đô thị khác như Bắc Ninh, TP.HCM, Bình Dương đang đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực tài chính và kỹ thuật cho đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, góp phần xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và cảnh quan các đô thị…”
Theo vtv.vn
Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới nguồn nước ngầm
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE), đơn vị được giao lập điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội, hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm tại Hà Nội ở mức báo động. Theo VIWASE, qua khảo sát hiện trạng cấp nước cho đô thị, các giếng ngầm tại các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm có hàm lượng sắt cao. Các giếng ở các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên có hàm lượng mangan cao. Đặc biệt, các giếng tại các quận ở phía Nam và Đông Nam thành phố thuộc các nhà máy nước: Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai bị ô nhiễm nặng; nước ngầm không bảo đảm chất lượng, hàm lượng amoni rất cao và có dấu hiệu bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Về chất lượng nước, những kết quả quan trắc càng khiến người dân hoang mang hơn khi liên tục phát hiện dấu hiệu gia tăng ô nhiễm với các chỉ số kim loại nặng cao hơn mức cho phép nhiều lần như hàm lượng amoni, asen, hữu cơ… Khoảng 80% nước cấp đầu vào cho sinh hoạt trở thành nước thải sinh hoạt, đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất cả nước với nhiều thành phần ô nhiễm. Cùng với đó, ô nhiễm từ nước thải công nghiệp của làng nghề, khu công nghiệp, nước thải nông nghiệp, y tế… đang là vấn đề thách thức.
Với những ảnh hưởng từ nhiều phía trong đó có nguồn nước thải sinh hoạt tới nước ngầm đã gây ra những sức ép, gánh nặng lên nguồn nước ngầm Việt. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sinh hoạt của người dân trên địa bàn và lân cận.
Lối thoát nào cho nguồn nước ngầm Hà Nội?
Với những hậu quả từ nguồn nước ngầm tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người khiến việc đưa ra những phương án can thiệp để nâng cao chất lượng nguồn nước là điều thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh triển khai.
1. Các giải pháp xử lý giếng khoan ô nhiễm
Chúng ta có thể sử dụng phương pháp lọc thô sơ tại nhà với hệ làm thoáng- Lắng- lọc: Xử lý Sắt, Mangan, hợp chất hữu cơ, rong rêu cặn bẩn, H2S…
Hệ xử lý gồm có giàn phun mưa với mục đích làm thoáng, tạo điều kiện cho Fe2+ chuyển sang dạng sắt (III) kết tủa Fe( OH)3 sau đó quả bể lắng và bể lọc thì kết tủa sắt (III) hydroxit sẽ bị giữ lại do cơ chế lọc khe hở và cơ chế hấp phụ….
2. Giải pháp lọc tổng nước sinh hoạt
Giải pháp lọc tổng nước sinh hoạt là một trong những biện pháp được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi, nhằm đối phó với hiện tượng ô nhiễm nước sinh hoạt tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hệ thống lọc nước sinh hoạt không chỉ giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho việc ăn uống mà còn bảo vệ thiết bị sinh hoạt gia đình tránh khỏi những hiện tượng vòi nước, vòi tắm nóng lạnh, bồn cầu, đường ống nước, nền nhà tắm, những chỗ ứ nước… bị bám cặn trắng loang lổ, hoặc bám cặn đen, hoen rỉ, xỉn màu, ố vàng theo thời gian dẫn đến việc bạn phải thay thiết bị mới do bị hỏng không dùng được hoặc để đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Tên một số giải pháp lọc tổng nước sinh hoạt bạn có thể tham khảo để sử dụng cho gia đình như:Hệ thống lọc tổng nước sinh hoạt Kinetico của Mỹ, hệ thống lọc tổng nước sinh hoạt EWS….
3. Sử dụng thiết bị lọc nước sinh hoạt gia đình
Sử dụng phương án lọc nước sinh hoạt gia đình hiện là phương án được đa số người tiêu dùng Việt tin tưởng sử dụng; không những mang lại nguồn nước bảo đảm tiêu chuẩn nước sinh hoạt BYT mà còn bảo vệ sức khỏe. Các công nghệ lọc nước được người tiêu dùng tin tưởng hiện nay trên thị trường có thể kể tới như:
Máy lọc nước công nghệ RO ( máy lọc nước RO Karofi, máy lọc nước RO Geyser, máy lọc nước RO Kangaroo,…)
Công nghệ lọc nước nano không dùng điện, không nước thừa, nước sau lọc tăng cường hấp thụ Ion canxi gấp 6-8 lần so với việc bạn sử dụng các dòng máy lọc nước thông thường. Một số dòng máy điển hình có thể kể tên như máy lọc nước nano Geyser Ecotar 2, máy lọc nước nano Geyser Ecotar 4, máy lọc nước nano Geyser Ecotar 5…
Công nghệ tạo nước ion kiềm từ công nghệ điện phân. Đứng đầu xu thế nước tốt cho sức khỏe hiện nay là công nghệ điện phân 2 lần trong máy tạo nước điện giải Atica, có khả năng gia tăng hàm lượng hydro sau lọc tác dụng trong việc ngăn chặn, phòng ngừa tác nhân gây bệnh nhất là các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, dạ dày, Gout,..
Bên cạnh đó còn có những dòng sản phẩm khác như Máy tạo nước điện giải Panasonic, máy tạo nước điện giải Tyent…
Đứng trước những mối nguy hại từ nguồn nước thải, nguồn nước ngầm hiện nay mỗi gia đình cần lựa chọn cho mình những phương án thông minh nhất để đối phó với nguồn nước ô nhiễm và bảo vệ gia đình một cách tốt nhất mỗi ngày.
Hà Nội ở đâu bán máy lọc nước chuyên nghiệp, uy tín?
Đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết bị lọc nước gia đình chính hãng, uy tín chất lượng; hiện nay Enterbuy Việt Nam là đơn vị số 1 trong việc cung cấp các thiết bị lọc nước chính hãng nhập khẩu nguyên chiếc từ nhiều quốc gia uy tín trên thế giới. Hiện nay Enterbuy Việt Nam là đơn vị bán lẻ máy lọc nước đầu tiên tại Hà Nội thành lập phòng Chuyên gia nước thực hiện việc “bắt bệnh” tính chất nguồn nước gia đình. Từ đó tư vấn giúp gia đình lựa chọn được dòng máy lọc nước phù hợp giải quyết được tính chất nguồn nước. Đội ngũ kỹ thuật Enterbuy được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản giúp xử lý định kỳ việc bảo hành, bảo trì, thay lõi lọc nước cho gia đình tránh việc ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước cũng như tuổi thọ máy lọc nước.
Trải qua gần 9 năm thành lập, Enterbuy Việt Nam đã giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn hộ dân và tạo được niềm tin, uy tín cho người tiêu dùng trên khắp cả nước.
Vấn nạn nước thải sinh hoạt và nước ngầm gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của thành viên gia đình bạn. Mong rằng với những kiến thức này của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu về những mối nguy hại xung quanh mình và có cách phòng tránh chúng.