Nhiều người thường nói “nước không tự sinh ra và mất đi, nó chỉ chuyển từ nơi này qua người khác”. Điều này minh chứng cho điều rằng nếu ở nơi bạn đang được dùng nước thoải mái hãy nhớ rằng ở một nơi nào đó đang oằn vì nước hạn mặn. Điều tôi muốn nói lúc này là người dân miền Tây.
Khó khăn chồng chất khó khăn do hạn mặn miền Tây
Chỉ cách đây vài ngày, dân miền Tây đã than khóc, vì nông sản, hải sản,lương thực,..bị ứ đọng do dịch virus Corona. Thì chỉ ít ngày sau đó, người dân miền Tây lại phải gồng gánh nỗi lo thiếu nước ngọt.
Người dân vùng sông nước miền Tây đang chống chọi với cơn khát khi hạn mặn tấn công đã làm đồng lúa nứt nẻ, kênh rạch trơ đáy, nước ngọt mặn chát.
Bến Tre là địa phương đầu tiên trong 13 tỉnh, thành miền Tây ban bố tình huống khẩn cấp, mức độ rủi ro thiên tai cấp độ 2 do hạn hán, nước biển xâm nhập từ đầu năm nay. Trong đó, ảnh hưởng nhất là huyện Ba Tri, nơi có 12.000 ha đất trồng lúa ba vụ cùng đàn bò 100.000 con, lớn nhất tỉnh. Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016, Ba Tri có trên 8.000 ha lúa bị thiệt hại, chiếm khoảng 80% diện tích vụ đông xuân. Người dân phải mua rơm và nước ngọt với giá cao cho bò ăn, uống.
Những thiệt hại không gì kể siết
Những ngày này, ở hầu hết các cánh đồng lúa vụ 3, mọi người đều thấy một màu xám từ những vạt lúa cháy nắng, khô khốc, đồng ruộng nứt nẻ. Nhiều địa phương trước đó có đưa ra khuyến cáo không xuống giống vụ 3, tuy nhiên theo người dân, nếu không xuống giống vụ 3 thì họ sẽ không biết làm gì nên sạ giống cầu may.
Tại Sóc Trăng, ông Phạm Tấn Đạo – chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng – cho biết xâm nhập mặn đã làm khoảng 1.000ha lúa đông xuân của huyện Trần Đề bị ảnh hưởng năng suất và trên 1.500ha lúa vụ 3 của huyện Long Phú bị thiệt hại.
Tại Bến Tre, dự kiến hơn 5.000ha lúa vụ 3 cũng sẽ bị mất trắng. Còn ở Tiền Giang, ngay trong vùng ngọt hóa, cây lúa cũng đang điêu đứng vì không có nước ngọt, nguy cơ giảm năng suất rất cao…
Không chỉ cây lúa, tại Bến Tre, khoảng 20.000ha cây ăn trái được đặt trong tình huống “báo động đỏ” khi nguồn nước tưới bị thiếu hụt. Đến đầu tháng 3, đã có nhiều vườn sầu riêng bị chết nhánh, khô lá, rụng trái do lâu ngày không được tưới.
Tương tự, tại vùng chuyên canh cây sầu riêng thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhiều diện tích cây sầu riêng đã bị khô héo, rụng trái…và còn vô số thiệt khác và người dân miền Tây đang phải đối mặt hàng giờ, từng ngày,…
Những lòng hảo tâm đang mang nước ngọt về với miền Tây
Trước thực trạng người dân khát nước ngọt từng giây, từng giờ,..thì đã có rất nhiều tấm lòng hảo tâm, mạnh thường quân và người dân trên cả nước đồng lòng cứu giúp miền Tây.
Trước tình hình khẩn cấp này, hàng loạt nghệ sĩ đã lên tiếng hỗ trợ. Ca sĩ Thủy Tiên đã viết lời kêu gọi trên trang Facebook của mình, chi “nóng” trước 50 triệu đồng và kêu gọi mọi người chung tay. Nhờ sức ảnh hưởng và ý nghĩa của hành động này, chỉ chưa đầy 24 giờ công khai số tài khoản và kêu gọi ủng hộ, Thủy Tiên đã quyên góp 11 tỷ đồng (18/3/2020) để hỗ trợ lắp máy lọc nước biển tới các tỉnh miền Tây…Ngoài ra còn rất nhiều tấm lòng vàng của những nhà hảo tâm, mạnh thường quân khác đã và đang chung tay góp sức miền Tây qua cơn “khát nước” ngọt này.
Hồi chuông cảnh báo về nguồn nước ô nhiễm?
Miền Tây chịu khát nước là hồi chuông cảnh báo cho người dân trên khắp mọi miền đất nước. Không chỉ là khát nước mà còn là nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước.
Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến người ta lại phải đi thông cống để thoát nước. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt, bốc mùi hôi vì rác thải.
Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do nước gây ra.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các kênh mương, sông hồ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư.
Trước những nỗi lo về nguồn nước này, người dân cần nâng cao ý thức bản thân và gia đình trong việc bảo vệ nguồn nước mỗi ngày. Ngoài ra, nếu gia đình đang ở vùng nước không đảm bảo chất lượng, ô nhiễm hay thậm chí nước đã đạt chuẩn nước sinh hoạt thì việc trang bị cho mình một chiếc máy lọc nước gia đình luôn là điều cần thiết. Bởi chúng ta không bao giờ biết được đằng sau những ly nước vô hình đi vào cơ thể mỗi ngày là con dao thầm lặng giết chết sức khỏe bạn mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm: 5 người dễ mắc virus Corona nhất
Chúc cho miền Tây sớm “VƯỢT CẠN” thành công!