Tại các khu khai khoáng như mỏ quặng, nhà máy luyện kim, gang, thép, khu công nghiệp hàm lượng chì, sắt, kẽm cao. Do đó, các nguồn nước ngầm, nước bề mặt tại những khu vực này có khả năng bị nhiễm chì cao. Các chuyên gia cho biết chì là kim loại nặng, độc tính mạnh, có khả năng tích lũy sinh học. Khi cơ thể con người tích tụ quá nhiều chì sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các loại bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì” do Bộ Y tế ban hành nêu rõ chì không có lợi cho sức khỏe con người. Nồng độ chì trong máu chỉ cho phép không vượt quá 10mg/dl, nồng độ lý tưởng là 0mg.
Nước bị nhiễm chì khó có thể nhận biết bằng mắt thường nên thường phải đưa các mẫu nước đi thử nghiệm ở các phòng thí nghiệm để có kết quả. Tuy nhiên, có thể nhận biết khi đun nấu nước lên, có cặn lắng lại ở đáy ấm, xoong nồi.
Xem thêm: Cách nhận biết nước bị nhiễm phèn
Cách nhận biết khi bị nhiễm độc chì
Theo các bác sĩ thì tình trạng nhiễm độc chì không được biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, chí khi đi khám nghiệm máu thì mới biết được mình có bị nhiễm hay không. Vì vậy, mọi người sống trong những khu vực khu công nghiệp, khai khoáng nên thường xuyên đến bệnh viện để xét nghiệm máu để biết nồng độ chì trong máu và có cách chữa trị phù hợp. Thông thường cơ thể có hàm lượng chì từ 40 đến dưới 69mg/dl được xếp vào loại nhiễm độc chì nhẹ, từ 70 đến 100mg/dl là thuộc nhóm nhiễm chì trung tính, trên 100mg/dl là bị nhiễm độc nặng. Nhìn chung, nhiễm độc chì được chia thành 2 nhóm chính:
Nhiễm độc cấp tính: loại nhiễm độc này gây ra các hiện tượng nôn, hôn mê, co giật, hoặc thậm chí có thể tăng áp lực nội sọ, tổn thương não, nơ ron thần kinh. Đối với nhiễm độc cấp tính nên đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu.
Nhiễm độc mãn tính: độc tố tích tụ dần trong cơ thể gây rồi loạn chức năng thần kinh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ có thể gây ra tình trạng tăng động, suy giảm nhận thức, giảm trí thông minh. Trong trường hợp này, cần loại bỏ khả năng tiếp xúc với nguồn nước hoặc vật liệu, môi trường bị nhiễm chì.
Ngoài nguồn nước ra, thì nhiễm độc chì có thể gây ra từ nhiều nguyên nhân như thực phẩm, thuốc nam, môi trường sống bị ô nhiễm, các loại đồ dùng làm bằng gốm sứ thủ công. Hoặc những người làm trong môi trường độc hại như các khu công trình xây dựng, các khu sản xuất, chế biến công nghiệp, các khu sửa chữa, sản xuất công nghiệp nặng…