Tại sao cần xử lý nước giếng khoan gia đình
Nước ngầm là nguồn nước chủ yếu được khai thác và sử dụng để sinh hoạt. Đặc điểm của nước ngầm là ít chứa các thành phần vi sinh, hữu cơ và các tạp chất bề mặt do ô nhiễm môi trường, tuy nhiên nước ngầm lại có những đặc trưng rất khác nhau phụ thuộc vào địa chất tại từng khu vực.
Để có thể dùng trong sinh hoạt, nước ngầm cần được xử lý để đảm bảo các thành phần trong nước nằm trong tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người sử dụng. Tại các thành phố, các nhà máy nước làm các nhiệm vụ xử lý và cung cấp cho các hộ dân sử dụng nước sinh hoạt, tuy nhiên, tỷ lệ nước máy hiện nay ở Việt Nam chưa cao, đặc biệt là các vùng nông thôn, do đó việc các hộ dân cần có hệ xử lý nước giếng khoan để sinh hoạt là vô cùng cần thiết.
Cách xử lý nước giếng khoan gia đình có thể tự làm tại nhà
Trong phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn xử lý nước giếng khoan ở mức độ căn bản mà bạn có thể tự làm tại nhà với chi phí rất thấp, nó có thể loại bỏ các thành phần sau:
- Độ đục: Nước vẩn đục,… là do có nhiều tạp chất cũng như bùn đất trong nước, sắt và các huyền phù khác cần loại bỏ. Nước sinh hoạt cần đạt độ trong theo tiêu chuẩn
- Sắt: Sắt là thành phần rất phổ biến trong nguồn nước ngầm tại Việt Nam. Sắt là nguyên nhân gây ra nước mà vàng, đỏ, sắt cần loại bỏ để đảm bảo tiêu chuẩn 0.3mg/l theo TC của Bộ Y Tế
- Mn, As: Hệ lọc sẽ xử lý được 1 phần Ms, As, để có thể xử lý các nguồn nước có hàm lượng Mn, Asen cao cần có những giải pháp lọc bổ sung chuyên xử lý Asen, Mn
- Các thành phần khác mà hệ lọc này không xử lý được đó là: Amoni, độ cứng, các thành phần hữu cơ(nếu có),.. và các tạp chất khác
Cách xây bể lọc nước giếng khoan như sau:
Bước 1: Xây bể lắng và giàn phu mưa: Đây là 1 phần rất quan trọng của quá trình xử lý, thông thường bể lắng có kích thước tùy thuộc vào công suất lọc, với gia đình thì thường là 1m3. Giàn phun được thiết kế đảm bảo chia tách nước thành các tia nước nhỏ để tiếp xúc với không khí trước khi vào bể lắng giúp sắt chuyển hóa sang dạng sắt 3 có thế được giữ lại bằng các hệ lọc phía sau.
Bước 2: Bể lọc: Cũng như bể lắng, bể lọc có kích thước tương đương dây dưới bể lắng để nước có thể tràn vào, bao gồm các lớp vật liệu như sau:
Lớp 1: Lớp sỏi đỡ có kích thước đường kính trung bình 5-7mm được trải đều 1 lớn 10cm dưới đáy bể. Lưu ý đáy bể đã đắt sẵn 1 đầu thu nước sát sàn bể để lấy nước sau lọc
Lớp 2: Lớp cát vàng có chiều dày 70-80cm đổ trên lớp sỏi đỡ
Lớp 3: Lớp cát đen có chiều dày khoảng 10cm đổ lên trên lớp cát vàng và san đều
Bước 4: Bể chứa: Bể chứa nước sau lọc qua bể lọc
Nguyên lý hoạt động của bể lọc nước giếng khoan gia đình như sau:
Nước được bơm từ nguồn đi qua giàn phun và rơi vào bể lắng. Từ bể lắng có 1 van xả nước cách đáy 20cm dẫn sang bể lọc. Từ bể lọc nước được lọc qua 3 tầng và đi vào bể chứa. Trong quá trình lọc lưu ý sau 1 thời gian lớp bùn màu đỏ sẽ xuất hiện gây cản trở quá trình lọc của bể lọc, khi đó chỉ cần cào lấy đi 1 lớp mỏng của lớp cát đen để loại bỏ lớp bùn là hệ lại có thể tiếp tục sử dụng.
Lưu ý: Để có thể xử lý tốt các thành phần trong nước, bạn nên tìm đến chuyên gia để tư vấn hệ lọc nước sinh hoạt đầy đủ. Tuy nhiên nó sẽ phù thuộc vào yêu cầu cụ thể, nguồn nước cũng như ngân sách của bạn.
>>>Xem thêm: Nguồn nước nào nên dùng máy máy lọc nước Ro, Nano?