Dấu hiệu cho thấy nước nhiễm Mangan.
Ô nhiễm nước ngầm ngày càng diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, đây đang là vấn đề rất đáng báo động.
Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường thì ở nước ta, nước ngầm chiếm khoảng 35% đến 40% tổng số lượng nước sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, nó còn là nguồn nước quan trọng của ngành nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là ở các khu đô thị hay thành phố như Hà Nội
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước chất thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người bởi kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, Fe, v.v… thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác.
Với Hà Nội, nước ngầm thường bị nhiễm 2 thành phần chính là Sắt và Mangan.
Nước bị nhiễm Mangan thường có các dấu hiệu sau: Nước đục, nước có màu đen, hung đen, có hiện tượng bám cặn màu đen lên các thiết bị như sứ, thủy tinh, bồn cầu…
Nước bị nhiễm Mangan khi pha chè, nước chuyển màu đen.
Dấu hiệu cho thấy nước nhiễm Mangan.
Nước bị nhiễm Mangan sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và tác hại:
- Thứ nhất, Mn lắng cặn gây tắc đường ống, gây ra những vết ố bẩn trên tất cả những thứ mà nó tiếp xúc. Vì vậy, sử dụng nước hằng ngày để lau rửa, giặt giũ sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của đồ dùng. Đặc biệt, giặt quần áo bằng nước nhiễm Mn sẽ hình thành những vết bẩn màu nâu, đen do quá trình oxy hóa gây ra.
- Thứ hai, mặc dù Mn không có khả năng tác động hình thành các thể bệnh nguy hiểm như ung thư, cũng không ảnh hưởng đến sinh sản…nhưng nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh bởi gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần như tương tự hội chứng Parkinson.
- Thứ ba, Mn đặc biệt có hại cho trẻ. Cơ thể trẻ em với những kết cấu chưa được hoàn thiện. Chúng có thể hấp thụ được rất nhiều Mn trong khi tiết thải ra ngoài thì rất ít. Điều đó dẫn đến sự tích tụ Mn trong cơ thể trẻ và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo phụ nữ mang thai và trẻ em tuyệt đối tránh tiếp xúc và sử dụng nguồn nước nhiễm Mn.
Giải pháp xử lý Mangan
Mangan trong nước ngầm thường tồn tại dạng Mn2+, ở dạng này Mangan khó bị loại bỏ do nó không kết tủa mà ở dạng ion. Tuy nhiên, Mangan cũng giống sắt ở điểm khi tiếp xúc với không khí, nó bị oxy hóa và chuyển sang dạng Mn(OH)4, dạng này không bền, mau chóng chuyển thành MnO2 dạng kết tủa vì vậy giải pháp chung để xử lý Mangan đó là làm thoáng sau đó đến lắng và lọc.
– Làm thoáng:
+ Có thể bằng nhiều cách như: Sục oxy, khuấy trộn, giàn phun mưa, tháp cao tải.
+ Làm thoáng ngoài mục đích oxy hóa Sắt, mangan nó còn có tác dụng khử CO2 VÀ H2S, làm tăng PH trong nước
– Bể lắng:
+ Lắng là quá trình làm giảm các hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn .
+ Lắng giúp các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước sẽ bị lắng xuống đáy bể .
+ Hiệu quả của quá trình lắng còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình oxy hóa .
– Bể lọc:
+ Lọc là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn mà nó còn giữ lại các hạt keo sắt , kết tủa của MnO2,keo hữu cơ gây ra độ đục độ màu .có kích thước bé hơn nhiều lần kích thước các lỗ rỗng nhưng có khả năng dính kết và hấp thụ lên bề mặt lớp vật liệu lọc .
>>>Xem thêm: Nguồn nước nào nên dùng máy máy lọc nước Ro, Nano?