Vào sáng ngày 16/9, để chứng minh nguồn nước sông Tô Lịch sau một thời gian xử lý, chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành thả cá Koi và cá chép Tam Dương xuống sông. Sự việc đã gây được sự chú ý đặc biệt trong 2 ngày qua và lý giải cho việc loại cá này có sống được trong môi trường nước tinh khiết hay không?
Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) – Đơn vị trực tiếp thí điểm làm sạch sông Tô Lịch đã tiến hành thả cá Koi – cá chép Nhật Bản và cá chép Tam Dương để chứng minh chất lượng nước sau xử lý bằng công nghệ Nano.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí vào lúc 9h sáng nay (16/9), tại sông Tô Lịch – khu vực thí điểm làm sạch môi trường bằng công nghệ Nhật Bản, chuyên gia trong lĩnh vực môi trường của Nhật Bản và Việt Nam bắt đầu tiến hành thả cá Koi Nhật Bản (cá chép Nhật Bản) và cá chép Tam Dương của Việt Nam.
Tại sao Nhật Bản lại chọn cá Koi?
Đây cũng là câu hỏi khiến nhiều người tò mò, tại sao Nhật Bản lại chọn cá Koi để chứng minh chất lượng nước sau khi xử lý bằng công nghệ nano?
Ðể cá Koi có thể sống khỏe mạnh vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 – 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.
Bên cạnh đó, nếu như trong ao, hồ, sông… xuất hiện các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở. Nhiệt độ 20-27oC.
Hàm lượng O2 tối thiểu: 2,5mg/L. Thông thường, sau một thời gian nuôi cá thì chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời…sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển nhiều hơn làm ảnh hưởng đến O2 trong hồ làm thiếu hụt lượng O2 để cá hô hấp. Nên muốn loại cá này sống khỏe mạnh thì môi trường cần nhiều cây cối, cây xanh… Chúng ta cần phải giữ nhiệt độ nước, ngưỡng pH, độ pH duy trì ổn định, tránh sự thay đổi đột ngột dẫn đến sốc làm cá chết.
Đặc biệt lưu ý: Nước cho cá Koi có thể phát triển khỏe mạnh cần phải được xử lý Clo (phơi nắng, dùng than hoạt tính…)..
KẾT LUẬN: Việc Nhật Bản chọn cá Koi để thử nghiệm chứng minh một điều rằng cá KOI KHÔNG THỂ SỐNG ĐƯỢC trong môi trường nước tinh khiết và môi trường nước ô nhiễm. Điều kiện để khiến cá sống được chính là môi trường nước TRUNG TÍNH có nồng độ pH từ 7- 7.5.
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) chia sẻ: “Cá Koi là loài cá ưa môi trường nước phải đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm, không có vi khuẩn nhiễm bệnh. Vì vậy, chúng tôi thả 100 con cá Koi xuống hai nơi là trong bể xử lý nước thải bằng công nghệ và khu thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây”.
Lý giải về Công nghệ làm sạch nước công nghệ nano Nhật Bản?
Công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản áp dụng gồm hai thiết bị là máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor.
Các tấm Nano Bioreactor được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản với bí quyết công nghệ đặc biệt là bột đá và không tan trong nước, tồn tại gần như vĩnh viễn. Máy sục khí công nghệ nano với thời gian sử dụng trên 25 năm, không phải mất thêm chi phí định kỳ để xử lý như 1 năm, 2 năm lại phải nạo vét bùn đáy hay hàng tháng phải bổ sung định kỳ chế phẩm sinh học như công nghệ khác.
Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản phân hủy hoàn toàn lớp bùn ở tầng đáy mà không cần nạo vét cơ học, sẽ xử lý căn cơ và triệt để nguồn gây ô nhiễm tạo ra mùi hôi thối của sông Tô Lịch”, ông Tadashi Yamamura nói.
Cũng theo ông Tadashi Nhật Bản sẽ mang thiết bị có tốc độ xử lý siêu nhanh đặt dưới lòng sông Tô Lịch. Công nghệ này gồm máy sục khí công nghệ nano sử dụng vật liệu thiên nhiên.
Đại diện công ty JVE cho biết, đơn vị sẽ thả 50 con cá Koi và 50 con cá vàng Việt Nam xuống bể số 4 (bể sau xử lý) trong hệ thống xử lý nước sông 4 bước của công ty trên sông Tô Lịch. Đồng thời thả 100 con cá rô phi, mè, chép loại nhỏ xuống một góc Hồ Tây. Việc thả cá này sẽ chứng minh nước Tô Lịch sau xử lý có các chỉ số như oxy hòa tan trong nước, mức độ ô nhiễm, các vi sinh vật có lợi đều nằm trong mức tốt, đảm bảo sinh vật như cá phát triển.
Hi vọng, với những sự cố gắng này sẽ tái sinh được DÒNG SÔNG CHẾT trong lòng Hà Nội trong một thời gian ngắn tới.
Vậy !!!! Con người sẽ ra sao nếu sử dụng NƯỚC TINH KHIẾT?
PGS.TS Phạm Văn Nho, ĐHKHTN, ĐHQG
Trả lời PV của các phóng viên báo Khoa học đời sống; PGS.TS Phạm Văn Nho, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội cho biết, nước uống không đơn giản là để thải độc mà phải cung cấp vi lượng và khoáng chất cho cơ thể.
“Nước tinh khiết không đảm nhận được chức năng này. Về lâu dài, khi cơ thể thiếu hụt khoáng chất và vi lượng sẽ dẫn đến loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch. Nước tinh khiết là nước sạch theo đúng nghĩa đen, nhưng vì chúng không chưa bất cứ loại khoáng chất, nguyên tố vi lượng nào nên chúng không tốt cho cơ thể.”
PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQG
Về phía PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội thì cho rằng, nước tinh khiết đóng chai có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc thù như đi du lịch, phải di chuyển xa chứ không nên sử dụng nước uống tinh khiết thay thế nước uống thông thường. Nếu lạm dụng sẽ làm cơ thể thiếu hụt khoáng chất và vi chất. Trong khi đó, 50% lượng khoáng chất và vi chất của cơ thể là được lấy qua đường nước uống hàng ngày. Mỗi ngày, cơ thể dung nạp một lượng nước rất lớn qua đường uống, ăn. Nếu chỉ uống nước tinh khiết thì chắc chắn sẽ không có lợi cho cơ thể. Nước có lợi cho cơ thể sống phải là nước có khoáng chất và vi chất.
PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, người tiêu dùng không nên lạm dụng nước tinh khiết trong sinh hoạt hàng ngày. Thức ăn chủ yếu cung cấp năng lượng, các khoáng chất được bổ sung vào cơ thể bằng đường nước uống. Mỗi ngày, một người bình thường có thể uống 2-4 lít nước, đảm bảo cung cấp đủ một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Những khoáng chất này có trong thành phần nước bình thường nhưng lại không có trong nước tinh khiết. Do đó, việc dùng hoàn toàn hoặc phần lớn nước tinh khiết liên tục một thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu một số khoáng chất cần thiết, có thể bị mắc các bệnh thiếu vi chất.
Vậy phương án là gì?
Cùng xem 1 lời khuyên được kiểm chứng từ TỔ CHỨC WHO trên thế giới
Trích dẫn công bố WHO trên who.int như sau:
Canxi và magie là hai nguyên tố cần thiết. Canxi là thành phần tạo nên xương và răng. Ngoài ra, nó đóng vai trò quan trọng trong kích thích cơ, chức năng của cơ tim, sự co bóp của tim, truyền thông tin nội bào vào giúp máu có thể đông. Magie đóng vai trò quan trọng là đồng tác nhân cũng như chất kích hoạt của hơn 300 phản ứng enzyme gồm thủy phân đường, chuyển hóa ATP, vận chuyển các nguyên tố Na, K, Ca qua màng tế bào, tổng hợp protein các axit nucleic, kích thích thần kinh cơ và co cơ.
Mặc dù nước uống không phải là nguồn cung cấp canxi và magie chính, nhưng vai trò đối với sức khỏe của các ion canxi này trong nước là rất lớn nếu so sánh về tỉ lệ chất cung cấp hang ngày. thậm chí đối với các nước phát triển, chế độ ăn đầy đủ cũng không thể bù đắp lại lượng canxi và đặc biệt là magie từ nước uống.
Nguồn: Tổ Chức Y Tế Thế Giới (Trích từ bài viết “Rủi ro sức khỏe khi uống nước khử khoáng chất”Thông tin đăng tải trên who.int).
Hiện nay, việc sử dụng máy lọc nước nano cho nguồn nước sau lọc canxi, khoáng chất là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng để bảo vệ sức khỏe và khắc phục những hạn chế của nước tinh khiết.