Clo là gì? Khí clo độc hại như thế nào? Tại sao trong nước lại có mùi clo? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Nước máy có sạch không? Gia đình bạn liệu có đang tiếp tay cho độc tố phá hủy cơ thể ?
Tìm hiểu về clo
1. Clo là gì?
Clo là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố, có ký hiệu là Cl, khối lượng nguyên tử bằng 17. Ion Clo là một thành phần của muối ăn và các hợp chất khác, phổ biến trong tự nhiên và là chất cần thiết để tạo ra phần lớn các loại hình sự sống, bao gồm cả cơ thể người.
2. Tính chất của Clo
Tính chất vật lý và tính chất hóa học quyết định đến thuộc tính của Clo như sau
Tính chất vật lý:
Clo là khí có mùi sốc, độc, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Ở dạng khí, Clo có màu vàng lục nhạt, nặng hơn không khí khoảng 2.5 lần, có mùi hắc, khó ngửi và là chất độc cực mạnh.
Trong điều kiện chuẩn, ở dạng nguyên tố, Clo là một chất oxy hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy tẩy trắng, khử trùng rất mạnh, Clo được xem là một loại thuốc thử cần thiết trong ngành công nghiệp hóa chất. Các hợp chất Clo được sử dụng phổ biến như chất khử trùng thông thường, dùng nhiều trong các bể bơi để giữ vệ sinh.
Clo dư tồn tại trong nước nguy hiểm như thế nào ?
Thí nghiệm khử Clo dư trong nước máy thành phố
Tính chất hóa học:
Clo là nguyên tố hóa học thuộc nhóm phi kim, cho nên tính chất hóa học nổi bật của nó chính là phản ứng với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua; tác dụng với hydro tạo thành hydro clorua.
Dựa trên những phản ứng của Clo, phương pháp Clo hóa được khai thác một cách triệt để; tức là sử dụng khí Clo mới sinh tác dụng trực tiếp với đối tượng cần clo hóa như kim loại, oxit kim loại, hợp chất hữu cơ với nước, bazo… Kết quả thu được từ những phản ứng clo hóa đó là:
- Clo tác dụng với nước tạo dung dịch nước Clo (HCIO), màu vàng lục, mùi hắc
- Tác dụng với dung dịch Natri Hidroxit tạo dung dịch nước Giaven, có tính tẩy màu
- Tác dụng với kim loại tạo muối clorua
3. Ứng dụng của clo
Clo tồn tại ở dạng khí, dạng viên, dạng bột và dạng lỏng, là một hóa chất quan trọng, được sử dụng rộng rãi:
+) Sử dụng để diệt khuẩn nước uống, khử trùng bể bơi, xử lý hệ thống nước thải..
+) Sử dụng trong sản xuất giấy, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu..
+) Sử dụng trong việc sản xuất muối clorat, clorofom…
4. Khí clo có độc hại không?
Khí Clo kích thích hệ hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Trong trạng thái khí, clo kích thích các màng nhầy và khi ở dạng lỏng nó có thể làm cháy da. Khí clo được xem như là một hóa chất dạng khí cực độc có thể gây tử vong và nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu như nhiễm clo với nồng độ cao quá mức cho phép có thể tạo ra sự phồng rộp phổi, tích tụ huyết thanh trong phổi. Với mức độ phơi nhiễm nồng độ thấp, kéo dài lâu năm có thể làm suy yếu phổi, rối loạn hô hấp.
Nước sạch có thật sự “sạch”, QUÁ KINH HÃI với những hình ảnh thực tế đằng sau
Nồng độ khử trùng Clo trong nước sinh hoạt bao nhiêu là an toàn?
Một thực tế hiện nay tại Việt Nam đó chính là toàn bộ nguồn nước máy đều được khử trùng bằng chlorine, có nghĩa là trong nước uống, nước sinh hoạt hàng ngày có chứa một hàm lượng Clo nhất định.
Nồng độ khí Clo đạt chuẩn sử dụng khử trùng trong nước sinh hoạt theo quy chuẩn của Bộ y tế ở trong ngưỡng 0.3-0.5mg/l. Nếu như vượt quá sẽ gây ngộ độc. Hàm lượng Clo dư thừa quá mức cho phép nếu như đi vào trong cơ thể sẽ tác dụng với nước có sẵn trong hệ tiêu hóa, phản ứng tạo ra axit, từ đó gây ra nhiều bệnh khác nhau như bệnh đau dạ dày, rối loạn chức năng gan, hệ miễn dịch suy giảm mạnh.
Nhiều nghiên của của các nhà khoa học Mỹ, đã yêu cần việc xem xét loại bỏ chất Clo ra khỏi danh sách chất khử trùng trong nước sinh hoạt và công nghiệp thực phẩm, giải khát.
Biện pháp xử lý Clo dư trong nước sinh hoạt
Để khắc phục và hạn chế tình trạng Clo dư thừa quá mức trong nước sinh hoạt, người ta thường dùng các biện pháp xử lý như:
- Sử dụng tia cực tím: sử dụng tia cực tím với cường độ cao, bức xạ quang phổ rộng sẽ làm giảm clo khá hiệu quả
- Sử dụng than hoạt tính: cacbon trong than sẽ phản ứng trực tiếp với clo, các hợp chất clo, loại bỏ clo bằng cơ chế hấp thụ bề mặt
- Sử dụng hóa chất tách clo khỏi nước: những hóa chất như sulfite, bisulfites, metabisulfites sẽ tạo ra phản ứng với nước và clo, tách clo ra khỏi nước.
Tuy nhiên, các biện pháp trên hầu như đều chưa triệt để và gây ra những bất tiện trong quá trình xử lý.
Máy lọc nước nano Geyser – giải pháp xử lý Clo trong nước hiệu quả
Máy lọc nước nano Geyser với hệ thống 3 lõi lọc nhưng tích hợp nhiều cơ chế lọc trong cùng 1 lõi cho hiệu quả lọc vượt trội. Máy lọc nước nano Geyser có khả năng loại bỏ các kim loại nặng và các chất phóng xạ như chì, đồng….hấp phụ màu, mùi clo, các chất hữu cơ có trong nguồn nước, loại bỏ 100% các vi khuẩn, vi rút, Ecoli, loại bỏ 100% vi rút viêm gan, đường ruột, tiêu chảy. Máy không dùng điện, không nước thải và có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi. Geyser Ecotar là dòng sản phẩm máy lọc nước gia đình được bán chạy nhất trên thị trường hiện nay.
Với các ưu điểm như thiết kế riêng cho nguồn nước Việt Nam, không dùng điện, không nước thải, giữ được các khoáng chất cho nước sau lọc, máy lọc nước nano Geyser là sự lựa chọn số 1 của người tiêu dùng để loại bỏ Clo trong nước.
Mong rằng những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của Clo trong nước sinh hoạt và biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.