Những ngày gần đây, người dân Việt “rúng động” với căn bệnh có tên gọi Whitmore như con quỷ ăn mòn và hủy hoại cơ thể. Những tháng cuối của năm 2019 sắp qua, thế nhưng chúng ta lại đang phải đối mặt với căn bệnh khủng khiếp nhất từ trước đến nay. Và sau đây là tất cả những gì bạn cần biết về loại bệnh này.
Whitmore còn gọi bệnh melioidosis, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. B. pseudomallei sống trong đất, vì thế đường lây nhiễm chính là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa.
1. Bệnh Whitmore như con thú dữ ăn thịt người
Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, trung tâm tiếp nhận 20 ca mắc bệnh Whitmore. Riêng tháng 8/2019, bệnh viện tiếp nhận tới 12 ca mắc Whitmore, trong đó 4 ca tử vong.
Gần đây nhất, ngày 14/9, BV Sản Nhi Nghệ An cũng phát hiện và điều trị cho 3 trường hợp mắc chứng bệnh nguy hiểm này.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 40%. Hiện tại đang mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển. Do đó, những đối tượng này cần chú ý nhiều hơn vì có nguy cơ mắc bệnh bệnh Whitmore nhiều hơn.
Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu – nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh Whitmore do vi khuẩn Whitmore gây nên. Nhóm người dễ mắc bệnh bao gồm: Người già, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu, người bị tiểu đường, nghiện rượu hay nghiện ma túy.…
2. Triệu chứng không thể coi thường của bệnh Whitmore
Triệu chứng phổ biến nhất của Whitmore xuất phát từ nhiễm trùng ở phổi, nơi có thể hình thành một khoang chứa mủ (áp xe phổi).
Tình trạng bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Bệnh nhân sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, đau ngực, và đau nhức các cơ bắp. Bệnh còn có thể biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) kèm với sốt và đau cơ.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc được hít vào qua đường hô hấp gây viêm nhiễm ở thần kinh trung ương, tuyến mang tai, xương khớp, gây áp xe ở gan và lách, viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng da, cơ vân.
Bệnh có thể lan từ da vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, hoặc diễn tiến thành một hình thái Whitmore mạn gây thương tổn đến tim, động mạch chủ bụng, não, gan, thận, khớp, và mắt.
Whitmore cũng có thể lây lan từ người sang người.
3. Những con đường lây nhiễm của bệnh whitmore
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết những con đường lây lan của bệnh như:
– Tiếp xúc trực tiếp các vết xước trầy da với đất hoặc nước nhiễm khuẩn.
– Hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.
– Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn nhiễm khuẩn.
– Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei.
– Tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh whitmore như chó, mèo, bò, dê…
Những điều bạn nên làm để phòng ngừa bệnh whitmore
Để phòng tránh bệnh Whitmore, mọi người nên áp dụng các biện pháp dự phòng như sau:
– Đối với những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.
– Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi… Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
– Đối với người bình thường, hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.
– Không chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh như: Sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu…
4. Các phương pháp điều trị bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore có thể được điều trị bằng kháng sinh và điều trị kịp thời sẽ có ảnh hưởng tích cực tới kết quả điều trị. Việc điều trị thường bao gồm truyền kháng sinh vào tĩnh mạch (ceftazidime hoặc meropenem) kéo dài 10 đến 14 ngày, sau đó uống kháng sinh (như trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc amoxicillin) trong vòng 3 đến 6 tháng.
Bệnh whitmore có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây nguy cơ tử vong cao ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc những người vốn có bệnh mãn tính.
Vì vậy, theo các chuyên gia y tế, ở những khu vực mà vi khuẩn gây bệnh lưu hành, người dân có thể phòng bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với đất và nước, đặc biệt nếu trên da có vết thương hở. Khi hoạt động ngoài trời, hãy đeo ủng để tránh nhiễm khuẩn qua bàn chân và bắp chân.
Hi vọng với những thông tin về căn bệnh ăn thịt người này của chúng tôi sẽ giúp bạn có cách ngăn chặn, phòng ngừa một cách hiệu quả. Những thông tin của bệnh sẽ được chúng tôi cập nhật trong những phần tin tức tiếp theo.