Hiện trạng về sự tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
Thống kê, cả nước hiện có 98 cơ sở sản xuất thuốc BVTV, tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp phía Nam. Nhiều nhất là ở TP Hồ Chí Minh với 66 cơ sở. Nhưng hầu hết các cơ sở sản xuất trong tình trạng gia công, sang chai, đóng gói ra thành phẩm thuốc BVTV, không có cơ sở nào trực tiếp sản xuất nguyên liệu thuốc BVTV, đa số nguyên liệu nhập khẩu và 90% là nhập từ Trung Quốc, rất khó kiểm soát thành phần.
Hiện cả nước có 16.659 doanh nghiệp kinh doanh buôn bán thuốc BVTV, tức trung bình mỗi tỉnh có 265 cơ sở. Song nhiều cơ sở tại các khu vực đông dân cư xen kẽ thì không thể kiểm soát nổi.
Ngoài nguyên nhân từ các cơ sở sản xuất thì nguyên nhân lớn vẫn là ở ý thức của người dân.
Vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả các quy định khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc kích thích, thuốc sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc giấm hoa quả, phân bón đều làm dụng.Vẫn còn có từ 30-60% mẫu rau còn tồn dư lượng hóa chất BVTV vượt ngưỡng cho phép. Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV “4 đúng” (đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều lượng và đúng cách) gần như không được áp dụng. Người nông dân không hề tuân thủ theo các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV.
Đây là nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm kéo dài từ nhiều năm nay trong các bếp ăn tập thể, trường học. Vẫn còn từ 30-60% nông dân ta chỉ thực hiện thời gian cách ly đến lúc thu hoạch từ 1-3 ngày, 25-43% cách ly từ 4-6 ngày, trong khi phần lớn thuốc BVTV cần thời gian cách ly tối thiểu từ 7-14 ngày.
Trong nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật cho biết, lượng thuốc còn bám lại trên vỏ bao bì trung bình chiếm tới 1,85 % tỉ trọng bao bì. Như vậy, dựa trên số lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm thì môi trường Việt Nam đã ngẫu nhiên “đón nhận” khoảng 195 tấn thuốc BVTV. Lượng chất độc này nếu đem ra cân đong đo đếm về tác hại tới sức khỏe con người là không thể tính được. Song cả nước hiện có duy nhất 1 công ty đảm nhiệm việc xử lý chất thải từ hóa chất độc hại này.
Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và sự ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Môi trường mà thuốc bảo vệ thực vật lan truyền ra ngoài thường là môi trường mở, ở những cánh đồng hay ruộng cây ăn trái nên vì thế nó dễ dàng xâm nhập vào môi trường khác như nước, đất, không khí…
Lượng thuốc bảo vệ thực vật phun ra chỉ được cây hấp phụ một phần, còn một phần giữ lại trong đất, nước và phân giải dần dưới tác động của yếu tố môi trường.
Thuốc bị rửa trôi, gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến các loại sinh vật thủy sinh.
Thuốc bảo vệ thực vật thường rất khó phân hủy, nó có thể tồn tại hàng chục năm trong lòng đất và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Đã có những làng ung thư xuất hiện mà nguyên nhân là do nguồn nước nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu từ kho lưu trữ thuốc sâu đã lâu năm. Dù bị chôn lấp qua bao nhiêu năm nhưng các loại hóa chất bảo vệ thực vẫn không thể phân hủy hết. Với nước ta, tỷ lệ người dân dùng nước giếng khá cao, đặc biệt là các vùng nông thôn, vì vậy nguy cơ nước sinh hoạt nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật là rất lớn.
Hoá chất bảo vệ thực vật nó là chất rất độc, ở mức độ ngoài da nó gây các bệnh về da, khi đi vào cơ thể nó gây gây các loại bệnh nguy hiểm như ung thư, đột biến gen..
Với mức độ nguy hiểm như vậy nên hóa chất bảo vệ thực vật cần phải loại bỏ ra khỏi nguồn nước sinh hoạt.