Sau vụ nước sông Đà ô nhiễm không chỉ đe dọa ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và còn tới những chi phí đầu tư cho những hoạt động để có nguồn nước sạch. Vậy người dân có được bồi thường – ai là người đứng ra khởi kiện?
Nước sông Đà ô nhiễm – Dân thiệt đủ đường
Những ngày vừa qua chắc chắn vụ nước sông Đà bị nhiễm Styrene trong nước đã khiến người dân không khỏi hoảng loạn và hoang mang. Không chỉ phải bỏ tiền ra mua nước sạch, nước đóng chai…về dùng hàng ngày mà người dân còn phải bỏ ra khoản kinh phí không hề nhỏ cho việc sửa chữa máy lọc nước, thau dọn bể ngầm….Vậy những kinh phí này ai là người sẽ trả cho dân đây?
ĐỌC THÊM: Kết quả xét nghiệm 50 mẫu nước Styrene trong nước miễn phí Hà Nội
Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nói gì?
Cũng như đông đảo người dân Hà Nội và dư luận cả nước, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam quan tâm sâu sắc hậu quả mà người tiêu dùng sinh sống tại nhiều quận, huyện của Thủ đô Hà Nội phải gánh chịu.
Ước tính của báo chí, có tới khoảng 280.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng. Hậu quả là rất nghiêm trọng và rộng về phạm vi, lớn về số lượng, không chỉ thiệt hại về tiền mua nước, tiền thau rửa bể ngầm, cuộc sống bị đảo lộn mà còn lo lắng tổn hại về sức khỏe. Vì thông thường, trong dầu thải vốn có styren và các chất có hại cho sức khỏe con người.
Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam xác định phải có nghĩa vụ tích cực hợp tác cùng các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông và dư luận để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Người dân khởi kiện đơn lẻ sẽ mất rất nhiều thời gian, trong trường hợp không gửi đơn cho Hội, Hội có đứng ra khởi kiện đòi quyền lợi, đền bù cho người dân hay không?
Đương nhiên, Hội có nghĩa vụ và có quyền đứng ra để đòi hỏi quyền lợi, đền bù cho người tiêu dùng theo đúng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, hiện nay Công an huyện Kỳ Sơn đã khởi tố vụ án đổ trộm dầu thải, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo Công an tỉnh điều tra cả hành vi thiếu trách nhiệm của Công ty Nước sạch Sông Đà. Ở cấp Trung ương, Bộ Công an đang thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Do đó, Hội chờ kết qủa điều tra của Bộ Công an và Công an tỉnh Hoà Bình. Hội cũng đang nghe ý kiến của người tiêu dùng về mức độ bồi thường mà Công ty đã đưa ra (miễn một tháng tiền sử dụng nước – PV). Hội cho rằng, Công ty Nước sạch Sông Đà cần thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng, để từ đó có mức độ bồi thường thích đáng hơn nữa cho người tiêu dùng.
Thông qua sự việc này, Hội có đề xuất gì đến các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?
Hội cho rằng, đảm bảo an toàn nước sạch cho cộng đồng người tiêu dùng là cực kỳ quan trọng. Việc này phải được thực hiện từ nhiều khâu: từ đảm bảo an toàn ngay từ đầu nguồn nước, khâu sản xuất, kiểm soát chất lượng, đến khâu giám sát chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan chức năng, đến luật pháp quy định trách nhiệm rõ ràng, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Chúng ta đều biết nguồn nước cung cấp cho nhà máy của Công ty Nước sạch Sông Đà chính là hồ thuỷ lợi Đồng Bài. Công ty Nước sạch Sông Đà cần xây dựng ngay hệ thống đường ống kín dẫn nước từ sông Đà về nhà máy, chấm dứt việc dùng chung nước hồ thuỷ lợi Đồng Bài như hiện nay.
Hiện nhà máy không có trạm quan trắc tự động để kiểm soát nguồn nước vào, điều này không thể chấp nhận được. Công ty cần lập ngay trạm này và các trang thiết bị sản xuất cần thiết khác để đảm bảo nghiêm chỉnh chất lượng nước sạch cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô. – Báo Tiền Phong cho hay.
Chắc chắn sự việc nước sông Đà này sẽ gây ra những hậu quả không hề nhỏ trước mắt và lâu dài cho người dân. Việc các cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi của người dân bằng bồi thường, chính sách hỗ trợ là điều cấp bách hiện nay.
VẬY AI SẼ LÀ NGƯỜI BẢO VỆ DÂN? hay Dân lại là người tự chọn cho mình loại nước tốt, tự tìm lối thoát cho mình?
ĐỌC THÊM: Nên chọn nước tinh khiết hay nước còn khoáng là tốt?