Nguyên lý làm việc của máy lọc nước ion kiềm điện giải là gì? Lịch sử ra đời từ bao giờ?
Hiện nay, máy lọc nước ion kiềm điện giải đang trở thành xu thế tiêu dùng mới trong thị trường máy lọc nước không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Những lợi ích tuyệt vời của loại nước này với sức khỏe đã được rất nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới công nhận. Vậy rốt cuộc máy ion kiềm là gì? Lịch sử ra đời ra sao? Nguyên lý làm việc như thế nào?
Máy lọc nước ion kiềm là gì?
Máy lọc nước ion kiềm còn được gọi là máy lọc nước điện giải hay máy lọc nước ion kiềm điện giải. Là dòng máy có thể loại bỏ được virus, vi khuẩn, chất độc hại cho nguồn nước đạt chuẩn nước ăn uống trực tiếp mà còn có khả năng ion hóa để thay đổi 1 số tính chất hóa học, cấu trúc phân tử nước có lợi cho sức khỏe nhờ công nghệ điện phân nước.
Lịch sử ra đời máy lọc nước ion kiềm điện giải
Lần đầu tiên lợi ích của nước ion kiềm điện giải được nghiên cứu tại Nhật Bản bởi Mr Suwa vào năm 1931. Tới năm 1965, chính phủ Nhật Bản đã công nhận máy tạo nước ion kiềm là một thiết bị y tế gia đình và khuyến khích người dân sử dụng bởi những lợi ích với dạ dày và hệ tiêu hóa.
Năm 1979, thiết bị điện phân nước được ra đời, đồng thời hệ thống lọc được gắn trực tiếp vào buồng điện phân để tạo ra nước ion kiềm. Từ đó, máy lọc nước ion kiềm điện giải được ra đời và sự dụng rộng rãi cho tới ngày nay. Tới những năm 1990s, ủy ban đánh giá chất lượng nước ion kiềm lần nữa khẳng định được lợi ích của loại nước này với sức khỏe hệ tiêu hóa.
Cho tới năm 2010, lần đầu tiên lợi ích của hydrogen trong nước uống được công nhận. Tính tới thời điểm 2016, đã có hơn 600 nghiên cứu khoa học được công bố để khẳng định lại những lợi ích của hydrogen. Chính vì thế đã tạo ra một loại nước mới dẫn đầu xu thế nước tốt cho sức khỏe – nước ion kiềm giàu hydro. Các nhà khoa học đã biết rằng chính yếu tố “ion kiềm” ở nước có pH 8.5-9.5 đã mang lại lợi ích với dạ dày, hệ tiêu hóa trong khi yếu tố hydrogen giúp chống lại các gốc tự do, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ tim mạch và cải thiện bệnh đái tháo đường.
Nguyên lý làm việc của máy ion kiềm
Như đã nói ở trên, các công bố khoa học chỉ được nghiên cứu dựa trên loại nước ion kiềm (Alkaline water ionizer) được tạo ra bởi phương pháp điện phân nước. Hiện tại, các phương pháp khác để tạo ra nước có pH 8.5-9.5 vẫn chưa được nghiên cứu.
Giai đoạn tạo ra nước trong máy ion kiềm điện giải sẽ trải qua 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Lọc nước.
Ở đây, nguồn nước đầu vào sẽ đi qua bộ lọc của máy ion kiềm để loại bỏ hết các tạp chất, virus, vi khuẩn, chất độc hại để tạo ra nguồn nước đạt chuẩn. Tuy nhiên, nguồn nước tại Việt Nam với mức độ ô nhiễm cao thì cần phải sử dụng bộ tiền xử lý để đảm bảo chất lượng nước đầu ra và độ bền của máy.
– Giai đoạn 2: Điện phân nước.
Sau khi nước trải qua quá trình lọc sẽ được chuyển đến buồng điện phân để thực hiện giai đoạn điện phân nước. Buồng điện phân cấu tạo bởi những tấm điện cực bằng Titanium (loại vật liệu có độ bền cao, thường được sử dụng trong sản xuất đồng hồ, tàu vũ trụ,…) và bên ngoài được phủ bằng 1 lớp Platinum (nguyên tố trơ nhất trong bảng tuần hoàn và quý hiếm gấp 30 lần kim loại Vàng).
Với máy lọc nước ion kiềm điện giải, bộ điện cực chính là phần quan trọng nhất. Ở giữa các tấm điện cực sẽ có 1 lớp màng bán thấm để ngăn các ion không bị trộn lẫn vào nhau trong suốt quá trình điện phân.
Nước đi vào buồng điện phân sẽ được phân tách ra thành 2 loại: nước mang tính kiềm tạo ra ở cực âm và nước mang tính axit tạo ra ở cực dương.
Hiện trên thị trường có dòng máy lọc nước ion kiềm giàu hydro với công nghệ điện phân 2 lần giúp làm giàu hydro. Theo đó, sau khi nước trải qua quá trình điện phân lần 1, nước mang tính axit sẽ quay trở lại buồng điện phân để thực hiện giai đoạn điện phân lần 2. Do vậy, hàm lượng hydrogen thường cao gấp 1.5-2 lần các loại nước được tạo ra bởi phương pháp điện phân thông thường.