Xa xưa, người ta vẫn thường coi nước mưa là nước sạch và sử dụng nó trong ăn uống, sinh hoạt. Thế nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, môi trường ngày càng ô nhiễm là lý do chúng ta không nên hứng nước mưa để sử dụng.
Nước mưa có sạch không?
Từ thuở xa xưa cho đến nay, nhiều người cho rằng nước mưa mát, tinh khiết, vô khuẩn và sử dụng để sinh hoạt thậm chí là dùng để uống. Nước mưa được tạo thành bởi hơi nước từ mặt biển, sông, hồ… bốc lên nhập vào các tầng không khí, gặp lạnh ngưng tụ lại và rơi xuống. Nước mưa khi rơi xuống nó đã rửa trôi hàng trăm m3 không khí trong bầu khí quyển.
Nước mưa có sạch không Hé lộ bí mật có thể giúp bạn tận dụng hiệu quả nước mưa đúng cách
Nước mưa chứa nhiều yếu tố hóa học và vi sinh vật được hấp thụ trong quá trình giao lưu trong khí quyển. Cho nên nó chứa nhiều bụi, vi khuẩn, các tạp chất hóa học ít nhiều tùy vào mùa và tuỳ từng vùng miền núi, đồng bằng hay khu công nghiệp,… Các vi khuẩn và tạp chất hữu cơ sẽ càng ít nếu mưa càng nhiều và lâu.
Nước chứa nhiều vi khuẩn
E.coli (Escherichia coli) là một loại vi khuẩn có thể sẽ tồn tại trong nước mưa. Những xét nghiệm trước đây không khi nào là vô khuẩn kể cả nước mưa hứng giữa trời. Thậm chí ở một số vùng có nước mưa chứa lượng lớn vi khuẩn như nguồn nước giếng chưa được xử lý. Nước mưa chứa nhiều vi khuẩn như vậy vì mưa rơi xuống “rửa” nhiều bụi trong bầu khí quyển sẽ hoà lẫn vào nhau hoặc do cách con người hứng nước mưa như mái nhà có nhiều bụi, phân chim, bể chứa lưu cữu, nhiều rong rêu…
Nước chứa nhiều tạp chất hóa học
Các tạp chất tồn tại trong khí quyển gồm các khí như: NO2, NH3, H2S,… do các quá trình phân hủy ở mặt đất và Cl2, CO2, CH4 do các nhà máy thải ra, SO2 do đốt than, dầu mỏ,… Khi nước mưa rơi xuống nó cũng mang theo các khí này. Bên cạnh đó nước mưa còn mang theo các bụi thực vật hay là các chất hữu cơ dễ bay hơi,… nhưng khí CO2 và O2 là chứa nhiều trong nước mưa nhất
Nguy hiểm hơn trong không khí thường có chứa 2 hợp chất gây ô nhiễm gồm dioxit sunfua (S02) và các ôxit nitơ (NOx). Chất độc này cũng sẽ theo mưa rơi xuống và gây hại cho con người khi sử dụng nước mưa trong ăn uống và sinh hoạt.
Trong một số trường hợp ở Việt Nam cũng xảy ra mưa axít dù không quá đậm đặc nhưng nếu uống phải thì những chất độc trong nước mưa sẽ thâm nhập vào cơ thể, gây tác hại đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp.
Ngoài ra, những tác nhân độc hại của nước mưa còn ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, đường ruột nếu dùng nước mưa bị ngấm thuốc sâu, khói bụi công nghiệp
Nước thiếu các khoáng chất cần thiết
Thêm vào đó, nước mưa thiếu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nước mưa có phần giống như nước cất vì cũng là hơi nước ngưng tụ. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, nước mưa thiếu các muối khoáng như canxi, mangan… Không nên dùng quá thường xuyên nước mưa cho ăn uống vì sẽ dẫn tới thiếu khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giảm khả năng đề kháng của cơ thể đặc biệt là trẻ nhỏ.
KHOÁNG CHẤT ? Vai trò của CHẤT KHOÁNG trong nước – khiến bạn sẽ phải bất ngờ
Sử dụng nước mưa gây ra hậu quả gì?
– Uống trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu khoáng chất, chất dinh dưỡng, gây ra hiện tượng giảm sức đề kháng, hệ thần kinh bị tổn thương vì bản chất nước mưa thiếu sắt, muối, canxi…
– Tính axit trong nước mưa sẽ làm cho da bị dị ứng, mẩn ngứa hay mắc các bệnh như nấm… trong mùa mưa nhiều.
Nếu trong trường hợp bắt buộc cần sử dụng thì hãy chú ý đến các lưu ý sau:
– Khi hứng nước mưa để ăn uống không nên lấy nước mưa đầu mùa. Bạn hãy đợi mưa được khoảng 15 phút rồi mới lấy thì sẽ giảm bất lượng hóa chất, tạp chất độc hại trong đó
– Tuyệt đối tránh không hứng nước từ mái bờ lô xi măng, mái tôn, mái ngói vì nước sẽ có thêm các chất độc.
– Đừng bao giờ uống trực tiếp vì tính axit trong nước sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn trở nên ốm yếu, bệnh tật.
Nước mưa là một nguồn nước dồi dào trong tự nhiên. Tuy nhiên trước tình hình ô nhiễm như hiện nay chúng ta nên lựa chọn một nguồn nước sạch, an toàn để bảo vệ sức khỏe.