Các chỉ tiêu độc hại có trong nước sinh hoạt.
Asen- As( Thạch Tín):
Asen nguyên tố và các hợp chất của asen được phân loại là “độc” và “nguy hiểm cho môi trường”.
Asen gây ra ngộ độc asen do sự hiện diện của nó trong nước uống. Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh..
Nếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư…
Asen là một nguyên tố không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất, thực phẩm và có thể xâm nhập vào cơ thể con người. Điều tra sơ bộ đã có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu khiến nước ngầm ở nhiều vùng thuộc nước ta nhiễm asen là do cấu tạo địa chất. Tuy nhiên, cũng không loại trừ ô nhiễm là do tác động của con người như gần các nhà máy hoá chất, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước.
So với tất cả các tạp chất có trong nước, Asen xếp vào tốp nguy hiểm và độc hại nhất ( Quy chuẩn cho phép rất nhỏ 0,01 mg/l).
Các triệu chứng bệnh khi bị nhiễm Asen
Nitrit:
Nitrit là chất có tính độc hại tới sinh vật và con người bởi nó có thể chuyển hóa thành các dạng sản phẩm có thể gây ung thư cho con người. Nitrit có tác dụng oxi hóa huyết sắc tố Hemoglobin trong hồng cầu để hình thành methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxi cho máu giống như Hemoglobin. Đặc biệt nguy hiểm hơn là cơ thể trẻ em không có đủ enzyme trong máu để chuyển hóa methemoglobin trở lại thành hemoglobin, vì vậy nếu bị ảnh hưởng lâu ngày của Nitrit trẻ sẽ mắc các bệnh da xanh, dễ nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, làm chậm quá trình phát triển của trẻ, tích lũy trong cơ thể gây ra các bệnh về đường hô hấp. Do trong hệ tiêu hóa của người trưởng thành có khả năng hấp thụ và thải loại Nitrit nên ít bị ảnh hưởng bởi methemoglobin hơn.
Khi bị ngộ độc Nitrit cơ thể sẽ bị giảm chức năng hô hấp, có các biểu hiện như khó thở, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Nitrit được khuyến cáo là có khả năng gây bệnh ung thư ở người do nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm mà con người ăn uống hàng ngày hình thành một hợp chất nitrosamine-1 là hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin đã tích lũy đủ cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích tụ dần trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc gan, ung thư gan hoặc dạ dày.
Tác động của Nitrit đến sức khỏe
Amoni ( NH4+) :
Bản thân amoni không độc hại đối sức khỏe con người,tuy nhiên nó lại có khả năng chuyển hóa thành Nitrit, Nitrat là những chất rất độc.Trong nước ngầm, amoni không thể chuyển hóa được do thiếu oxy. Khi khai thác lên, vi sinh vật trong nước nhờ oxy trong không khí chuyển amoni thành các nitrat(NO2-), nitrit (NO3-) tích tụ trong nước ăn. Khi ăn uống nước có chứa nitrit,cơ thể sẽ hấp thu nitrit vào máu và chất này sẽ tranh oxy của hồng cầu làm hêmoglobin mất khả năng lấy oxy, dẫn đến tình trạng thiếu máu, xanh da, nó có thể làm chậm sự phát triển, gây bệnh ở đường hô hấp.Đối với người lớn, nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm làm thành một họ chất nitrosamin. Nitrosamin có thể gây tổn thương di truyền tế bào – nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Sắt( Fe): Tưởng chừng như đơn giản nhưng nước bị nhiễm sắt có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con người. Sắt cơ bản không ảnh hưởng tới sức khỏe ở nồng độ thấp, thậm chí nó còn là một yếu tốt cần thiết cho sức khỏe, giúp vận chuyển oxy trong máu, điển hình là hầu hết nước máy ở Mỹ đều bổ sung khoảng 5% sắt. Nhưng nó được coi như chất gây ô nhiễm thứ cấp có thể dẫn đến ung thư và cũng gây mất thẩm mỹ cho nước. Hơn nữa chỉ cần một nồng độ sắt thấp khoảng 0,3 mg/l trong nước sẽ để lại các vết bẩn màu nâu đỏ trên quần áo và rất khó tẩy. Mặt khác khi nước này chảy qua các ống nước sẽ lắng cặn lại gây gỉ sét và tắc nghẽn trong đường ống.
Hình ảnh nước nhiễm sắt
Mangan( Mn): Mặc dù Mn không có khả năng tác động hình thành các thể bệnh nguy hiểm như ung thư, cũng không ảnh hưởng đến sinh sản…nhưng nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh bởi gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần như tương tự hội chứng Parkinson.
Mn đặc biệt có hại cho trẻ. Cơ thể trẻ em với những kết cấu chưa được hoàn thiện. Chúng có thể hấp thụ được rất nhiều Mg trong khi tiết thải ra ngoài thì rất ít. Điều đó dẫn đến sự tích tụ Mn trong cơ thể trẻ và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Mn gây ra những vết ố bẩn trên tất cả những thứ mà nó tiếp xúc. Vì vậy, sử dụng nước hằng ngày để lau rửa, giặt giũ sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của đồ dùng. Đặc biệt, giặt quần áo bằng nước nhiễm Mn sẽ hình thành những vết bẩn màu nâu, đen do quá trình oxy hóa gây ra.
Nước nhiễm Mangan
Clo dư:
Clo là thành phần phổ biến có mặt trong nước máy. Clo là một chất khử trùng nước rất hiệu quả vì vậy nó được áp dụng để khử trùng cho hầu hết các nguồn nước máy. Tuy nhiên hiện nay, đa số các nguồn nước máy có tỷ lệ clo dư khá cao và thường vượt mức cho phép với dấu hiệu là nước thường có mùi clo, rất sốc.
Nước máy nhiễm clo dư và tác hại: Nước có hàm lượng clo vượt quá tiêu chuẩn (0,5mg/lít) có thể gây ngộ độc. Tùy theo nồng độ, thời gian tiếp xúc mà mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các triệu chứng lâm sàng của người bị nhiễm độc clo cấp tính là: ho, khó thở, đau ngực, phù phổi… Nếu ngửi lâu có thể gây tổn thương đường hô hấp. Tiếp xúc lâu với mắt có thể gây tổn thương giác mạc. Đặc biệt là rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nếu sử dụng nước có clo dư vượt tiêu chuẩn trong việc tắm và ăn uống cho trẻ.Clo là chất oxy hóa tương đối mạnh, ngay cả khi ở nồng độ rất thấp thì clo vẫn có thể gây ra sưng tấy cho các tế bào hồng cầu, làm suy giảm vật liệu nhựa trao đổi ion…Đặc biệt là clo tác dụng với hợp chất hữu cơ tạo nên hợp chất THM’S là một chất có khả năng gây ung thư.
Hợp chất thuốc trừ sâu, thuốc bảo về thực vật:
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển vì vậy nguồn nước bị nhiễm các loại hóa chất bảo về thực vật là khá phổ biến. Đặc biệt là các vùng nông thôn.Thuốc bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, tuy nhiên tại Việt Nam, việc lạm dụng hóa chất này đang gây nhiều hậu quả.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao, một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác.
Tồn dư thuốc bảo vệ thưc vật nó là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Do tính độc cao nên khi nước nhiễm hợp chất thuốc bảo vệ thực vật nó sẽ gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Biểu hiện nhẹ sẽ bắt đầu như ngứa ngáy, nổi mụn, nhức đầu…… và khi chất độc tích tụ vào cơ thể sẽ gây ra những bệnh về di truyền như biến đổi cấu trúc gen hoặc gây ung thư, rối loạn các hoạt động của cơ thể. Đã có những làng ung thư xuất hiện do ảnh hưởng của sự tồn dư thuốc bảo về thực vật từ các kho thuốc sâu.Đây là một hợp chất nguy hiểm độc hại cần phải loại bỏ, đặc biệt là các nguồn nước giếng khoan thuộc vùng nông thôn.
Nguồn nước bị nhiễm thuốc trừ sâu
Giải pháp cho các nguồn nước ô nhiễm
Khi nước bị nhiễm một trong các thành phần trên, chúng ta cần có các giải pháp xử lý để đảm bảo chất lượng nguồn nước, bảo vệ sức khỏe con người.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các giải pháp để xử lý nước. Và để biết nước nhà mình đang bị nhiễm các thành phần gì thì bạn nên đến các cơ sở xét nghiệm nước để biết biết tình trạng chất lượng nước từ đó chọn giải pháp phù hợp.
Các giải pháp như:
+ Máy lọc nước
+ Mua nước đóng chai
+ Hệ thống máy lọc nước tổng
+ Chuyển từ nước giếng sang sử dụng nước máy.
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước giếng khoan trong phạm vi gia đình… <