Amoni là gì:
Amoni có công thức hóa học NH3, là chất khí không màu và có mùi khai. Trong nước, Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+. Tổng NH3 và NH4+ được gọi là tổng Amoni tự do. Đối với nước uống, tổng Amoni sẽ bao gồm amoni tự do, monochloramine (NH2Cl), dichloramine (NHCl2) và trichloramine.
Nhận biết Amoni trong nước: Amoni không tồn tại lâu trong nước mà dễ dàng chuyển thành nitrite. Nitrite trong nước sẽ ức chế men enzim trong thịt cản trở quá trình chuyển màu của thịt. Vì thế, thịt khi nấu trong nước có nhiễm amoni chín nhừ vẫn giữ màu như thịt sống. Ngoài ra, với những mẫu nước nhiễm amoni từ 20mg/l trở lên có thể ngửi thấy mùi khai”
Amoni trong nước sinh hoạt và tác hại tới sức khỏe:
Bản thân Amoni không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7 g nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép của nitrit là 0,1 mg/lít và nitrat là 10-50 mg/lít
Amoni là một trong những yếu tố gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp: làm giảm tác dụng của clo, giảm hiệu quả khử trung nước do phản ứng với clo tạo thành monocloamin là chất sát trùng thứ cấp hiệu quả kém clo hơn 100 lần. Amoni cùng với các chất vi lượng trong nước (hợp chất hữu cơ, phốt pho, sắt, mangan…) là “thức ăn” để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chứa nước. Nước bị xuống cấp, làm giảm các yếu tố cảm quan.
Một hiện tượng nữa cần được quan tâm là khi nồng độ amoni trong nước cao, rất dễ sinh nitrit (NO2). Trong cơ thể động vật, nitrit và nitrat có thể biến thành N – nitroso – là chất tiền ung thư. Nước nhiễm amoni còn nghiêm trọng hơn nhiễm asen rất nhiều vì amoni dễ dàng chuyển hoá thành chất độc hại, lại khó xử lý. Amoni là chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khi vào trong cơ thể sẽ chiếm mất oxy khiến cho trẻ bị xanh xao, ốm yếu, thiếu máu, khó thở do thiếu oxi tỏng máu. Đến một giai đoạn nào đó khi nhiễm amoni nặng sẽ gây ngộp thở và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Theo tổ chức Y tế thế giới cũng như các tiêu chuẩn của Bộ Y tế đã đề ra mức giới hạn 3 và 50mg/l đối với nitrit và nitrat tương ứng nhằm ngăn ngừa bệnh mất sắc tố máu (methaemoglobinaemia) đặ biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
Giải pháp an toàn cho gia đình bạn:
Amoni trong nước thường khó nhận biết bằng cảm quan, vì vậy việc xác định sự có mặt của nó chỉ có cách là đưa mẫu nước đến các trung tâm xét nghiệm uy tín và được cấp phép để làm các thí nghiệm phân tích và tham khảo ý kiến các chuyên gia để lựa chọn cho gia đình mình một công nghệ lọc nước phù hợp nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người thân trong gia đình.
Đầu tư cho nguồn nước là đầu tư cho chính sức khỏe của bạn và gia đình!
>>>Xem thêm: Nguồn nước nào nên dùng máy máy lọc nước Ro, Nano?