Nước sinh hoạt là một trong những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người, tuy nhiên chất lượng nước sinh hoạt hiện nay còn chưa thực sự đảm bảo, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, gây ra nhiều lo ngại cho người tiêu dùng.
Nước sinh hoạt không đảm bảo có thể chứa nhiều thành phần hóa học vượt quá chỉ tiêu cho phép, có tác động trực tiếp hay lâu dài đối với sức khỏe như kim loại nặng: sắt, mangan, asen, thủy ngân… hoặc các hợp chất vô cơ, hữu có, vi khuẩn….
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều ý kiến phản hồi của người dân về tình trạng nước sinh hoạt có hàm lượng Nitrit rất ca, vượt quá nhiều lần so với tiêu chuẩn, khiến người dân lo ngại về chất lượng nước máy sinh hoạt bởi Nitrit là một trong những hợp chất có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Nitrit là gì:
Nitrit hay NO2–: là hợp chất của Nito được hình thành trong quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ. Trong nước, nitrit là sản phẩm trung gian của phản ứng oxy hóa dưới tác động của vi khuẩn từ amoniac thành nitrite và cuối cùng là nitrat. Thời gian tồn tại của nitrit trong nước rất ngắn vì khi gặp oxy không khí sẽ chuyển thành nitrat.
2 NH3 + 3 O2 → 2 HNO2 + 2 H2O
2 HNO2 + O2 → 2 HNO3
Sự có mặt của Nitrit trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm trong thời gian dài.
Đối với nguồn nước sinh hoạt có nhiễm Nitrit có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng vấn đề quan trọng hơn là nó có ảnh ưởng không tốt tới sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Tác hại nghiêm trọng của Nitrit tới sức khỏe con người:
Nitrit là chất có tính độc hại tới sinh vật và con người bởi nó có thể chuyển hóa thành các dạng sản phẩm có thể gây ung thư cho con người. Nitrit có tác dụng oxi hóa huyết sắc tố Hemoglobin trong hồng cầu để hình thành methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxi cho máu giống như Hemoglobin. Đặc biệt nguy hiểm hơn là cơ thể trẻ em không có đủ enzyme trong máu để chuyển hóa methemoglobin trở lại thành hemoglobin, vì vậy nếu bị ảnh hưởng lâu ngày của Nitrit trẻ sẽ mắc các bệnh da xanh, dễ nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, làm chậm quá trình phát triển của trẻ, tích lũy trong cơ thể gây ra các bệnh về đường hô hấp. Do trong hệ tiêu hóa của người trưởng thành có khả năng hấp thụ và thải loại Nitrit nên ít bị ảnh hưởng bởi methemoglobin hơn.
Khi bị ngộ độc Nitrit cơ thể sẽ bị giảm chức năng hô hấp, có các biểu hiện như khó thở, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Nitrit được khuyến cáo là có khả năng gây bệnh ung thư ở người do nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm mà con người ăn uống hàng ngày hình thành một hợp chất nitrosamine-1 là hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin đã tích lũy đủ cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích tụ dần trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc gan, ung thư gan hoặc dạ dày.
Hàm lượng Nitrit trong cơ thể cao sẽ gây ức chế oxi dẫn đến hiện tượng thiếu oxi trong máu, cơ thể thiếu oxi sẽ bị choáng váng và có thể ngất khi đang làm việc hay hoạt động khác. Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Nhận biết Nitrit trong nước:
Nitrit là chất không màu, không mùi và không vị nên không thể nhận biết sự có mặt cũng như hàm lượng của nó trong nước nếu không xét nghiệm bằng các phân tích hóa học. Thực tế hiện nay trên địa bàn Hà Nội đã xác nhận nhiều trường hợp nước sinh hoạt của các hộ dân có hàm lương cao gấp 5- 8 lần cho phép (QCVN 01:2009 BTY – quy chuẩn về chất lượng nước ăn uống sinh hoạt – quy định hàm lương Nitrit trong nước không vượt quá 3mg/L)
Các gia đình đặc biệt là hộ gia đình tự khai thác nước dùng cho ăn uống (nước giếng khoan, nước sông, nước hồ) nên tự chủ động lấy mẫu nước gia đình và đem đi phân tích tại các phòng thí nghiệm có uy tín với tần suất kiểm tra được các chuyên gia y tế khuyến cáo ít nhất 6 tháng/lần để tìm ra biện pháp xử lý kịp thời hoặc thay đổi nguồn nước sử dụng nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
>>>Xem thêm: Nguồn nước nào nên dùng máy máy lọc nước Ro, Nano?