Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải sinh hoạt là khái niệm được nhắc đến nhiều trong cuộc sống do tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ngày càng nặng, vì vậy cần có các giải pháp để xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp. Trước đó chúng ta cần tìm hiểu nước thải sinh hoạt là gì? đặc điểm và phân loại của nó như thế nào để tìm ra giải pháp xử lý, sử dụng phù hợp.
Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra từ quá trình sử dụng nước hàng ngày như tắm giặt, rửa, vệ sinh… của các hộ gia đình, văn phòng, trường học, bệnh viện….
Nước thải này thường có nồng độ ô nhiễm cao do chứa các chất độc hại như chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hóa chất, vi khuẩn, vi sinh vật, Ni tơ, phốt pho, BOD5, COD…..được thải ra trong quá trình sử dụng sinh hoạt. Các chất này rất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người đặc biệt là virus, vi khuẩn, giun sán…
Với thực trạng nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm nặng 1 phần lớn là do các xử lý, thải nước thải trong quá trình sinh hoạt không đúng cách. Vì vậy cần giải quyết vấn đề này để đảm bảo môi trường, cũng như đảm bảo sức khỏe con người. Để nắm được phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất cần đi phân tích về đặc điểm và phân loại nước thải sinh hoạt.
Phân loại và đặc điểm nước thải sinh hoạt
Phân loại nước thải sinh hoạt gồm 2 thành phần:
– Nước thải ô nhiễm từ được bài tiết do con người từ nhà vệ sinh
– Nước thải ô nhiễm do chất thải sinh hoạt
1. Nước thải từ khu vực vệ sinh
Nước thải từ khu vệ sinh này có màu, mùi và chứa các thành phần chủ yếu như các chất hữu cơ: phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh. Các thành phần ô nhiễm như BOD5, COD, Ni tơ, phốt pho chiếm tỷ lệ lớn gây nên hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái nước, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư, dân phố…
Nước thải này được thu gom và phân hủy 1 phần trong bể tự hoại đưa nồng độ các chất hữu cơ về ngưỡng để phù hợp với quá trình xử lý sau đó. Tuy nhiên, để phòng tránh, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của loại nước thải này đến sinh hoạt nên sử dụng men vi sinh môi trường để cho vào bể tự hoại qua bồn cầu để khử mùi hôi, các chất hữu cơ, để nước trong hơn, ít vi khuẩn và không bị tắc nghẽn bồn cầu.
2. Nước thải từ chất thải sinh hoạt
- Nước thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp
Nước thải khu vực này thường thải qua quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong,.. cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa. Vì vậy cần tách mỡ trước khi đưa vào hệ thống nước thải bằng cách sử dụng phương pháp hút dầu mỡ trong nước thải hoặc bẫy mỡ để mỡ không bám vào thành cống gây tắc nghẽn, khó thoát nước và bốc mùi hôi.
- Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt
Nước thải từ khu vực tắm giặt này hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nước thải này cần có phương pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nước thải trên.
Để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống các cơ sở ban ngành cần đưa ra các giải pháp cấp bách để xử lý nước thải sinh hoạt an toàn và hiệu quả nhất hoặc tìm mua các sản phẩm máy lọc nước sinh hoạt gia đình phù hợp.
>>>Xem thêm: Nguồn nước nào nên dùng máy máy lọc nước Ro, Nano?