Chất lượng không khí Hà Nội “đội sổ” ô nhiễm trên Thế giới những ngày vừa qua. Gần Tết, nhu cầu đi lại ngày càng đông khiến đây là vấn đề nóng luôn được quan tâm. Hãy cùng xem những dự báo về vấn đề này những ngày cuối năm cùng chúng tôi.
Chỉ số AQI là gì? Cảnh báo điều gì?
Chỉ số AQI tiếng anh gọi là (Air Quality Index) đây là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí mỗi ngày. Chỉ số này cho bạn biết không khí quanh bạn là sạch hay ô nhiễm và những ảnh hưởng liên quan tới sức khỏe của bạn. Chỉ số tập trung vào sự ảnh hưởng sức khỏe bạn có thể bị ảnh hưởng trong vài giờ hay vài ngày sau khi hít thở không khí ô nhiễm ngày.
EPA (The U.S. Environmental Protection Agency – Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ) tính toán chỉ số AQI với năm thông số ô nhiễm không khí chủ yếu là: Ozon mặt đất; Ô nhiễm phân tử (còn gọi là hạt lơ lửng); Carbon monoxide (CO); Sulfur dioxide (SO2) và Nitrogen dioxide (NO2). Đối với mỗi chất gây ô nhiễm, EPA đã thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chất lượng không khí Hà Nội những ngày cuối năm
Ngày hôm qua, 13/1/2020 mức độ ô nhiễm không khí ở TP.Hà Nội lại gia tăng, lúc 7 giờ sáng nay 14.1, Air Visual cảnh báo ở ngưỡng màu tím – rất xấu.
Lúc 7 giờ sáng, Tổ chức đo chất lượng không khí Thế giới (Air Visua), áp dụng cách tính AQI của Mỹ, cảnh báo chất lượng không khí tại Hà Nội ở ngưỡng màu tím, giá trị AQI là 219 – rất xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Những khu vực có giá trị AQI cao: Nhổn (228), Mỹ Đình (209), đường Phạm Văn Đồng (224), hồ Thành Công (224), chợ hoa Quảng An (261), phố Hàng Bài (233)…
Bảng hiển thị kết quả quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội ngoài màu tím còn xen kẽ màu đỏ, giá trị AQI cao – ngưỡng chất lượng không khí xấu, có thể có hại cho tất cả mọi người.
Tại TP.HCM, chất lượng không khí được Air Visual cảnh báo tốt hơn Hà Nội, giá trị AQI là 170 – tương đương ngưỡng cảnh báo màu đỏ, xen lẫn màu cam.
Air Visual xếp hạng Hà Nội đứng thứ 4/95 thành phố có mức độ ô nhiễm không khí nhất thế giới, chất lượng không khí tệ hơn tất cả các thành phố của Trung quốc TP.HCM xếp hạng thứ 19/95 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
Mức độ ô nhiễm không khí Hà Nội tăng mạnh ngày cuối năm
PAMAir ghi nhận chỉ số AQI ở hầu khắp Hà Nội và các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng có mức đỏ, không tốt cho sức khỏe – chỉ số AQI cao nhất 199, thậm chí có 12 điểm quan trắc ở mức tím 202-236, trong đó 8 điểm ở Hà Nội, 2 điểm ở Ninh Bình, Nam Định và Bắc Ninh mỗi tỉnh có 1 điểm.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), thành phố Hà Nội cũng như miền Bắc đang trong mùa Đông, thời kỳ ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí, trong đó có bụi mịn PM2.5 thường cao nhất trong năm. Người dân nên cập nhật thường xuyên tình trạng chất lượng không khí, trong những khoảng thời gian ô nhiễm không khí tăng cao và thực hiện theo khuyến cáo của chuyên gia môi trường./.
Qua đây, thấy được mức độ không khí Hà Nội trong những ngày tiếp theo sẽ ô nhiễm nghiêm trọng hơn nếu như không có biện pháp khắc phục.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Ô nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng;
Bão: Sinh ra NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyên nhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó bão cát mang theo bụi mịn, khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.
Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.
Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí
Metan, Clo, Lưu huỳnh… cũng khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển… cũng góp một phần nhỏ nguyên nhân vào hiện tượng ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí do con người
Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay phần lớn đều do các hoạt động từ sinh hoạt, công việc mà con người tạo ra.
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân trực tiếp gây ra ô nhiễm đất, đặc biệt là nguồn nước nơi con người sinh sống. Do đó, bên cạnh việc ngăn chặn, phòng ngừa những tác nhân từ hậu quả của không khí tới nguồn nước; thì chúng ta cần có biện pháp bảo vệ nguồn nước trước thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay.