Hiện nay còn có rất nhiều gia đình người Việt vẫn đang sử dụng nước giếng khoan, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa…. Tuy nhiên, vấn đề mà chúng ta cần quan tâm hiện nay đó chính là chất lượng nguồn nước có đảm bảo không?
Nước giếng khoan là gì?
Nước giếng khoan là loại nước được lấy từ sâu trong lòng đất, vì vậy, tùy theo vị trí địa lý, độ sâu, đặc điểm của địa tầng mà nước giếng khoan mang những đặc điểm, thành phần khác nhau
Khoan giếng đã có từ rất sớm từ những năm trước Công nguyên khi xây dựng kim tự tháp ( Ai Cập), khai thác muối ở Trung Hoa, Ấn Độ….Thông thường khoan được thực hiện theo phương pháp thủ công, chủ yếu là các giếng khoan nông vài mét đến vài chục mét. Đối với gia đình người Việt, khoan giếng đã xuất hiện từ thời xa xưa để phục vụ cho sinh hoạt gia đình như: Tắm giặt, nấu ăn… Hiện nay, nước giếng khoan vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi. Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất hiện nay có khoảng 10 triệu người dân Việt Nam đang có nguy cơ mắc bệnh do sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan có ô nhiễm thạch tín (asen).
Vậy chất lượng nước giếng khoan thực hư như thế nào?
Nước giếng khoan có tốt không?
Cả nước hiện nay có khoảng gần 300 nhà máy có sử dụng nước ngầm để biến nguồn tài nguyên thiên nhiên này thành sản phẩm phục vụ cuộc sống của con người. Theo rất nhiều các chuyên gia môi trường, nước ngầm ở Việt Nam đang bị xâm hại bởi những hóa chất độc hại từ những nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và cả khu dân cư. Vậy nên, khi bạn sử dụng nước giếng khoan đồng nghĩa với việc bạn phải đối diện với những vấn đề sau:
1. Nguồn nước giếng khoan bị nhiễm mặn
Trên dải đất hình chữ S Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu ha đất bị nhiễm mặn, chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, ở đây có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn, địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 – 40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… diện tích đất nhiễm mặn cũng lên đến vài chục ngàn ha và có nguy cơ ngày càng lan rộng. Khi đất bị nhiễm mặn thì nước ngầm không tránh khỏi việc bị nhiễm mặn.
2. Đất bị nhiễm Fe, Mangan
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, khu vực Hà Nội và lân cận thường bị nguồn nước nhiễm sắt và Mg. Có một dấu hiệu rất dễ nhận biết đó chính là nước bơm thường có mùi tanh. Để lâu, khoảng 30 phút có cặn nhiều cặn màu vàng hoặc váng nổi trên bề mặt, trong bể chứa hoặc bồn khi ta sờ vào thành bể thấy nhớt màu đen.
3. Nước nhiễm Amoni, Nitrit, Asen,H2S
Khu vực Hà Nội, khu vực lân cận và các thành phố, thị trấn thường xuất hiện các hiện tượng này.
Do sự ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp mà các khu vực trung tâm thành phố, các khu vực xung quanh các khu công nghiệp hay các bãi rác cũng không tránh khỏi việc nhiễm amoni, nitrit hay Asen. Nếu không biết cách xử lý sẽ gây ra nhiều mối nguy hại lâu dài cho sức khỏe.
Cách xử lý nước giếng khoan
Chúng ta có rất nhiều cách để xử lý nước giếng khoan nhằm loại bỏ các hóa chất, tạp nguy hại cho sức khỏe.
1. Cột xử lý nước giếng khoan
Hệ thống cột lọc là loại được ưa chuộng nhất hiện nay. Cột lọc có ưu điểm là chi phí rẻ, lắp đặt đơn giản, vệ sinh lúc xả chỉ cần vài thao tác gạt van. Cột lọc hiện nay có 3 loại chính: cột lọc bằng nhựa pvc, cột inox, cột composite. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà bạn có thể sử dụng phương pháp khác nhau.
2. Hệ làm thoáng- lắng- lọc: Xử lý Sắt, Mangan, hợp chất hữu cơ, rong rêu cặn bẩn, H2S….
Hệ xử lý gồm có giàn phun mưa với mục đích làm thoáng, tạo điều kiện cho Fe2+ chuyển sang dạng sắt (III) kết tủa Fe( OH)3 sau đó quả bể lắng và bể lọc thì kết tủa sắt (III) hydroxit sẽ bị giữ lại do cơ chế lọc khe hở và cơ chế hấp phụ.
3. Xây bể lọc thô
Đây là cách mà nhiều gia đình thường sử dụng có thể là gọi là phương pháp truyền thống. Với bể lọc kèm theo một ít cát là bạn đã có bể lọc thô.
4. Sử dụng máy lọc nước gia đình
Sử dụng máy lọc nước là giải pháp xử lý triệt để nhất để đáp ứng nguồn nước sạch cho các gia đình hiện nay. Máy lọc nước hiện nay phổ biến nhất là công nghệ RO và công nghệ nano.
Máy lọc nước RO sử dụng công nghệ lọc RO với màng lọc có kích thước siêu nhỏ để tất cả các tạp chất như bùn đất, thuốc trừ sâu… các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể. Máy lọc nước RO cho nước đầu ra là nước hoàn toàn tinh khiết.
Máy lọc nước nano với các lõi lọc tích hợp 4 cơ chế lọc: lọc cơ học, lọc hấp phụ, lọc trao đổi ion, lọc kháng khuẩn để loại bỏ tất cả các tạp chất, chất bẩn, kim loại nặng, vi khuẩn, virus…. Nước đầu ra của máy lọc nước nano vẫn giữ lại được các khoáng chất cho nước sau lọc.
Tuy nhiên, việc lựa chọn máy lọc nước nào còn phụ thuộc vào đặc điểm nguồn nước gia đình bạn, chi phí đầu tư, nhu cầu sử dụng của gia đình.
Nước giếng khoan gắn với đời sống của người dân Việt Nam từ lâu đời. Tuy nhiên, một vấn đề xảy ra đó chính là nguồn nước bị ô nhiễm quá nặng và nhiều. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng thì những nguy hại về sức khỏe chỉ là vấn đề thời gian. Bởi vậy, tùy vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình mà cần lựa chọn một phương pháp lọc nước tiện dụng.