Bên cạnh vấn đề nước sinh hoạt, vấn đề nước thải sinh hoạt cũng là vấn đề được người dân chú ý. Đến bây giờ bạn đã cập nhật những điểm mới nhất về nước thải sinh hoạt năm 2019 cho mình chưa?
Nước thải sinh hoạt là gì? Nguyên nhân hình thành nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt được sinh ra từ hoạt động sinh hoạt của con người trong cộng đồng, khu dân cư, trung tâm đô thị, khu vui chơi, khu ăn uống, mua sắm, nước thải từ nhà tắm, nước từ nhà bếp, rửa chén….
Nước thải sinh hoạt được sinh ta từ đâu?
1. Nước thải từ khu vực vệ sinh
Nước thải từ khu vệ sinh thường có độ màu cao, mùi hôi thối và chứa các thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ: phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ số ô nhiễm như BOD5, COD, Ni tơ, phốt pho có nồng độ ô nhiễm cao, chúng gây nên hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái nước, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư, dân phố…
2. Nước thải từ chất thải sinh hoạt
+ Nước thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp: Lúc này nước thải khu vực này từ quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong,.. phục vụ cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa.
+ Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt
Nước thải từ khu vực tắm giặt này hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nước thải này cần có phương pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nước thải trên.
3. Nước thoát sàn
Nước thải loại này từ quá trình lau, rửa sàn; chứa các thành phần ô nhiễm như chất tẩy rửa và rác, cặn bẩn..
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Loại nước thải | Trung bình | ||
Đậm đặc | Vừa phải | Loãng | ||||
1 | BOD5 | mg/l | 400 | 220 | 110 | 243 |
2 | COD | mg/l | 1000 | 500 | 250 | 583 |
3 | Dầu mỡ | mg/l | 150 | 100 | 50 | 100 |
4 | Tổng N | mg/l | 85 | 40 | 20 | 48 |
5 | NH3 | mg/l | 50 | 25 | 12 | 29 |
6 | NO2– | mg/l | 0 | 0 | 0 | 0 |
7 | NO3– | mg/l | 0 | 0 | 0 | 0 |
8 | Tổng P | mg/l | 15 | 8 | 4 | 9 |
9 | Cặn lơ lửng-SS | mg/l | 350 | 220 | 100 | 223 |
10 | Tổng coliform | No/100 ml | 109 | 108 | 107 | 37.107 |
Một số đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Những điểm mới về nước thải sinh hoạt 2019
1. Đề xuất tăng mức phí 5% nước thải sinh hoạt của cơ sở rửa xe, nhà hàng, khách sạn
Theo dự thảo Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải mà Bộ Tài chính vừa công bố, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có thể sẽ tăng từ mức 10% như hiện tại lên 15% đối với một số cơ sở.
Phương án 1: Giữ quy định mức phí như hiện hành, tức là mức phí 10% giá bán 1m3 nước sạch. Trường hợp có mức thu cao hơn thì hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức thu phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Phương án 2: Quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Riêng mức phí áp dụng đối với cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; nhà hàng, khách sạn là 15% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
2. Đầu tư hệ thống xử lý nước thải, giảm hơn 5 tỉ đồng phí bảo vệ môi trường
Đó là trường hợp của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco).
Nhờ đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại mà số tiền phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp của đơn vị này đã giảm từ 6 tỉ đồng xuống còn khoảng 100 triệu đồng/năm. Thông tin này được bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường TP.HCM, cho biết trong chương trình Đối thoại cùng chính quyền TP, do Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM phối hợp với HĐND TP thực hiện ngày 31-3.
Bà cũng cho hay “khi tăng phí chắc chắn sẽ có tác động nhất định đến đời sống kinh tế – xã hội cũng như lợi nhuận của các đối tượng nộp phí. Nhưng qua tính toán thấy rằng nếu các cơ sở sản xuất có tính toán đầu tư, tiết giảm thì có thể khắc phục được.”.
3. Niềm vui vỡ òa người dân Hà Nội khi “DÒNG SÔNG CHẾT” đang dần tái sinh
Nhằm tái sinh dòng sông Tô Lịch Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội, dự án “Tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano – Bioreactor Nhật Bản” vừa bắt đầu được thí điểm, đưa vào sử dụng, tại đầu nguồn sông Tô Lịch. Đây là dự án được tin tưởng sẽ cải thiện đáng kể môi trường, khắc phục mùi hôi thối lâu nay, nhằm “tái sinh” dòng sông Tô Lịch.
Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản cho biết, công nghệ trên đã được sử dụng thành công trong nhiều dự án xử lý ô nhiễm cho các con sông ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Các kết quả xét nghiệm chuyên sâu được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm và sẽ có kết quả trong 1 tuần. Kết quả test nhanh cho thấy chỉ số kiềm và oxy hòa tan ở khu vực thử nghiệm có chuyển biến tích cực, theo cảm quan nước sông đã bớt mùi.
Với những kết quả này người dân Hà Nội vui mừng và hy vọng về một dòng sông sẽ được tái sinh trở lại trong thời gian sắp tới….
Năm 2019 chưa đi hết nửa chặng đường, thế nhưng những điểm mới về nước thải sinh hoạt trong những tháng qua khiến chúng ta hi vọng về chất lượng xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được thực hiện hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân trong thời gian tới.
Giảm tải gánh nặng nước thải sinh hoạt
+) Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước không phải là vấn đề một sớm một chiều mà nó đòi hỏi cần phải có một chiến lược lâu dài và sự đóng góp công sức của toàn xã hội.
+) Nếu chiến lược lâu dài là đảm bảo cung cấp được nguồn nước an toàn đã qua xử lý hệ thống cho con người thì giải pháp khắc phục ngắn hạn là sử dụng các bộ lọc nước, sử dụng nước uống đun sôi tại trường học, hộ gia đình…
+) Mọi người cũng phải tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Việc tuyên truyền và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người về việc thu gom rác đúng nơi quy định. Các doanh nghiệp sản xuất dù ở quy mô lớn hay nhỏ cũng phải đảm bảo được hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
+) Điều quan trọng nhất đó chính là chính phủ cần phải quan tâm nhiều hơn cũng như đầu tư xây dựng các dự án cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước chất lượng, an toàn hơn. Bảo vệ môi trường và xử lý nguồn nước ô nhiễm mang đến một cuộc sống lành mạnh và tràn đầy bản sắc văn hóa cho dân tộc.
Mong rằng với những thông tin về nước thải sinh hoạt mới nhất năm 2019 đã giúp bạn hiểu và có cái nhìn rõ hơn về thực trạng nước thải sinh hoạt hiện nay cũng như nâng cao ý thức trong việc bảo vệ chính sức khỏe của chính bản thân.